“Hà Nội đang được quản như một cái làng”
![]() |
Rồi có lần khi khách phương xa đi chơi đêm Hà Nội, lại thấy một ngày ở Hà Nội như ngắn hơn. Vừa háo hức thì cũng là lúc không ít quán đã tắt đèn. Hà Nội ngủ sớm, đôi khi vì không được thức. Một ngày ở thủ đô chỉ có 18 giờ...
“Giới nghiêm” giải trí
23g đêm cuối tuần, thứ bảy ngày 18-12. Trung tâm Hà Nội, phố cổ rực rỡ đèn hoa. Dọc phố đi bộ từ Hàng Đào đến hết phố Đồng Xuân, khách Tây khách ta ken đặc. Nhưng bỗng một vài chiếc xe máy được cho đi len vào. Ai đó bất giác nhấc tay ngó đồng hồ. Đây đó, mấy anh bảo vệ đã lạnh lùng nhắc các chu quán: 11g30 đóng cửa! Những người đang ngồi nhấm nháp món ngon Hà thành vội khua đũa ăn nhanh, dòng người tản ra, không ai còn tâm lý mặc cả, mua bán. Tâm lý rã đám, mấy quán hàng cố nán lại, thấy mọi người dọn hết cũng đành chuẩn bị ra về.
Theo chân mấy vị khách úc ngơ ngác vừa bắt đầu chuyến dạo chợ đêm sau một hồi tìm kiếm, tôi giải thích hộ anh chủ quán tên Hùng bán đồ sứ lưu niệm: hết giờ. Vị khách trẻ tuổi vui tính, nói tên Tim, nhún vai. “Không muốn bán nữa à”? “Không” - anh Hùng khua tay, chỉ mấy anh bảo vệ ra hiệu, song vẫn bày lại một vài thứ đồ vừa cất vào trong bao ra, hỏi: “Cần mua gì?”. Vừa muốn bày lại cho khách chọn, nhưng cũng như nhiều chủ quán khác, anh vẫn thoáng chút vội vã. Ngại ngùng, mấy vị khách bước đi, hoa vào dòng người, tản vào mấy phố Tạ Hiện, Hàng Bạc đông đúc. Nhưng cỡ 5 phút sau, mấy phố này cũng vắng tanh. Mấy quán bia đông đúc khách Tây ở mấy ngã tư gần Ngo Gạch cũng lặng lẽ dọn đi tự bao giờ.
Theo qui định mới nhất của Hà Nội thì 12g đêm các cửa hàng vỉa hè phải đóng cửa, mặc cho khoảng thời gian đó, giao thông đi lại dễ dàng và thông thoáng nhất. Một ngày, với nhiều người, chỉ còn khoảng 18g (từ 4g sáng đến 23g đêm). So với qui định cũ, thời gian thành phố cho thêm là 60 phút. Quyền kinh doanh trong ngày đến giờ này là... chấm hết dù khách cũ vẫn muốn ngồi, khách mới đang đến. Người dân, khi phố xá đã tắt đèn, những điểm ăn đêm bị xe công an đuổi ráo riết, cũng đành dẹp những nhu cầu đa dạng của mình lại, đợi ngày hôm sau.
![]() |
Chợ đêm Hà Nội lúc 23g05 |
Với những điểm chơi đêm, ngoài những biển hiệu Massage tại các khách sạn vẫn luôn sáng đèn mà không hề bị nhắc, mấy quán cà phê, karaoke trên phố La Thành, phố Vọng mới hơn 23g một chút, mặc cho vẫn có hàng dãy taxi đỗ trươc cửa đợi khách, đã thấy mấy anh bảo vệ chạy vạy dọn dẹp xe cho gọn. Chẳng bao lâu sau, tiếng loa đặc trưng của công an, dân phòng bỗng vang lên như thói quen: “Yêu cầu các chủ quán đóng cửa. Quán A chúng tôi nhắc thêm một lần nữa... Từ 22-12 mới được mở đến 12g đêm, hôm nay là 19-12, yêu cầu các vị phải chấp hành. Quán Internet kia nữa, giải tán đi”... Những tiếng ê a như thế vang khắp con phố dài.
Chủ quán karaoke T, tay chống nạnh, đứng trong nha nhìn ra đường than thở: “Theo qui định thì thực chất chúng tôi chỉ được kinh doanh khoảng bốn tiếng/ngày. Vì khách đi hát chủ yếu từ 20g, sau khi đã ăn cơm, nghỉ ngơi. Tại sao chúng ta không cấm mở karaoke? Vì bản chất đích thực đây là một loại hình giải trí lành mạnh, nó không lành mạnh ở một vài nơi, bởi xã hội bao giờ chẳng có người tốt người xấu. Thế là để hạn chế tệ nạn ở một sô nơi, các vị ấy cấm tất cả. Như vậy thường chỉ những quán lành mạnh chấp hành, còn những nơi cần cấm thật sự thì họ vẫn cứ lách”.
Anh Nam, người vừa đầu tư cả tỉ mở một quán Bar sau khi du học quản trị kinh doanh về, đùa: “Sách vở Mỹ thật ra cũng đầy bất cập. Tôi ngồi mòn ghế thư viện nhưng chưa có sách nào nhắc là phải cẩn thận vì bị giới hạn thời gian kinh doanh”.
Cũng theo anh Nam, tại nước ngoài người ta không quan niệm các quán bar là nơi “đầy vấn đề” như ở ta. Họ đến đây như một nơi gặp gỡ, giải trí, và trong quán của tôi, anh Nam trỏ tay: “Cũng chỉ có dịch vụ cho thuê bàn bi-a, bán bia, chẳng có mặt hàng nào phạm pháp, tiếp viên cũng toàn nam giới, thế mà cứ phải đóng cửa sớm mới lạ. Thời buổi hiện nay cả thế giới họ phải điều tra thói quen người tiêu dùng để biết cách phục vụ, còn chúng tôi ở con phố này, biết rõ từng vị khách đến, nghe họ nói chuyện xì xồ bên ngoài rồi bỏ đi khi thấy mình đóng cửa sớm thì tiếc hùi hụi mà vẫn không làm sao được. Nẫu ruột nhưng đành chép miệng: Nhiều lần cũng muốn lên xin các anh chính quyền cho mơ lâu một tí, nhưng thấy bảo phiền phức, nhạy cảm lắm, qui định của Chính phủ cơ, nên thôi. Nộp thuế đã đủ mệt, lại phải nộp khoản nào đó theo tháng nữa thì tội vạ không biết đâu cho hết phiền”...
Không hiểu nổi
![]() |
Không chỉ ở các tuyến phố trung tâm, 23g40, tưởng Hà Nội giờ này đã hoàn toàn yên tĩnh nhưng chẳng mấy ai ngờ cảnh đuổi bắt vẫn diễn ra. Vừa đưa cái cặp lồng cho bà chủ quán, anh Long, một cư dân của phường Vĩnh Hưng, đã phải hoa chung vào đám công nhân, nhân viên quét rác, người bê ghế, người bê nồi nước dùng giúp bà chủ quán chạy táp vào một góc. Chiếc xe tải tuần tiễu quen thuộc của công an phường trườn tới. Loa phóng thanh trên xe rè rè: yêu cầu chủ quán nghỉ ngay đi nhé, để đảm bảo an ninh đường phố.
Đợi chiếc xe trườn qua, sau vài ba phút đợi bà chủ quán chấn chỉnh xoong nồi, anh Long cũng mua được phở mang về cho vợ. “Đi gần 3km mới tìm được quán để mua. Nhớ nhất là cái đoạn vợ mới đẻ, có hôm chạy xe gần 30 phút mới mua được ít cháo, về đến nơi thì vợ đã ngủ rồi. Thành phố cách năm 2000 cả thước rồi ma mua bán vẫn khó cứ như thời bao cấp”... Bà chủ quán sau khi bị đuổi cũng chỉ bán thêm được 20 phút, cánh công nhân tan ca từ đâu về đến lại phải nghe “hết rồi”. Người ta lại lao nhau mấy câu đối thoại tiếc nuối: “Sao không làm nhiều lên để bán?”, “Làm thế thôi, với lại có được bán đâu mà làm nhiều”!...
Mới đây, chỉ mới nghe tin thành phố vừa cho phép các cửa hàng được bán đến 0g thay vì 23g như trước đây, mấy phố ẩm thực mới như Phùng Hưng, Cao Bá Quát, Nguyễn Trãi như vui hẳn. Chỉ một tin ngắn gọn: chỉ thêm 60 phút nhưng theo bà chủ quán lẩu tên Hà, người đã “canh tác” được hơn một năm trên vỉa hè con phố Phùng Hưng, thì “cũng đỡ rất nhiều”. Trước đây, tầm 21-22g, khách đông nhất, họ vừa ngồi được một tí, đã bị nhắc thanh toán tiền kẻo công an đến... đuổi, không ít người đã phật ý, thậm chí to tiếng vì đúng la nồi thức ăn của họ còn nguyên.
Trong câu chuyện vui quanh chủ đề: được bán đến 0g, chị Giang, chủ quán miến ngan ở phố Đội Cấn (nghe phong thanh ông T. là người ra quyết định chỉ cho bán đến 23g trước đây), cứ lẩm nhẩm: “Ông T. là ai mà ác quá”. Khi tôi đánh liều nói là người của một dự án, đi khảo sát ý kiến mức độ hài lòng của người dân về khung thời gian mới, chị Giang vẫn bức xúc: “Đã cho đến 0g thì sao không cho thoải mái luôn đi. Ông nào ra qui định gì mà khắt khe quá?”.
Chị Y. bán hàng xôi bên cạnh đòi ký vào giấy điều tra: Chúng tôi ngày không có việc làm, 19g mới dọn xong hàng, 23g, mới làm được bốn tiếng, cố đứng thêm để lấy tiền cho con ăn học, cố sao sau này chúng nó không khổ mà cũng bị đuổi đi đuổi lại. Đường sá ban ngày đông thế, hàng rong, quán chiếm dụng vỉa hè cứ đầy ra, ban đêm chúng tôi bán âm thầm, chỉ la hàng ăn mà cũng cấm. Nhiều đêm dọn hàng rồi, khách quen tìm vào tận nha gõ cửa kêu đói hỏi mua mới thấy sao lại khó khăn thế. Nhưng cứ cố bán thêm là lại bị công an đuổi, mệt không chịu nổi”... Quán bị cấm thì dân cũng khổ. Không chỉ mấy thực khách có việc làm khuya phải ăn đêm mà nhiều khách đáp máy bay đến Hà Nội khuya, có vị thuê mất 30.000 tiền xe ôm mới tìm ra được một quán ăn đêm cho đỡ đói, muộn quá thì đi khắp thành phố, chưa chắc đã có ăn.
Anh Tuấn, chủ một quán bar kiêm bán thức ăn nhanh trên phố HM, khẳng định: “Giới hạn thời gian là hạn chế quyền làm ăn và lợi nhuận của chúng tôi. Doanh thu chắc chắn giảm so với bối cảnh chúng tôi được mở tới khi không còn khách. Chúng tôi muốn phục vụ, sẵn sàng thuê nhân viên làm ca nhưng chủ nào không liều, không chịu chi thì vẫn không được.
Anh Tuấn rất ngạc nhiên vì những quan chức làm du lịch thủ đô hiểu rất rõ điều này nhưng không can thiệp: khách du lịch phần nhiều đến từ châu Âu, châu Mỹ, nơi có múi giờ rất khác VN. Ban ngày ở ta là ban đêm ở họ, nên vào ban đêm những vị khách này đi chơi rất khoe vì họ nghĩ đây là... giữa trưa. Hà Nội muốn là một thành phố dịch vụ thì nên có cơ chế mở hơn để các ngành dịch vụ luôn sẵn sàng. Cứ giới hạn thời gian hoạt động của những địa điểm thư giãn, giải trí, thậm chí cả những quán ăn bình dân, thì làm sao khách họ có không khí đi thăm thú? Khách đi dạo thấy phố vắng tanh, vào quán nào quán ấy lắc. Không có sự phục vụ nên khách cũng ngại đi, chứ không phải không muốn.
Hà Nội là một thành phố hoa bình. Nhiều vị khách không thể hiểu nổi tại sao lại phải “giới nghiêm” giải trí như thế? Để tránh tệ nạn? Không hẳn. Vì liệu những nơi vi phạm có vì mấy chiếc xe đi nhắc nhở mà họ sẽ không vi phạm nữa?! Anh Huy, chủ quán Internet trong ngõ nhỏ của phố N, băn khoăn: “Có lẽ chẳng ở đâu sinh ra tình trạng chủ quán Internet “nhốt” khách vào nhà. Ly do? Chắc chắn là vì bị hạn chế thời gian. Trong khi nhu cầu là có thật, cứ cấm thì thay vì mở cửa, họ đóng cửa, tắt đèn đi thôi. Cha mẹ muốn tìm con vì thế càng khó hơn. Tại sao chúng ta không mở để quản đàng hoàng, quang minh chính đại?”.
Đêm 18-12, tôi dẫn người bạn nước ngoài mới quen trong chợ đêm vào quán cà phê nổi tiếng của Hà thành có gác thượng để ngắm được toàn cảnh hồ Gươm nườm nượp người, xe. Tưởng giữa không khí Noel đang tràn ngập mọi ngóc ngách người ta sẽ tạm quên đi cái hữu hạn của thời gian. Nhưng đúng 23g30, cô nhân viên phục vụ leo lên, tay cầm tệp hoa đơn thanh toán đưa từng bàn một: “Các chú thông cảm, chúng cháu chuẩn bị đóng cửa”. Cô phải hoa chân múa tay giải thích cho mấy vị khách nước ngoài hiểu lý do. Tôi không ngạc nhiên khi anh bạn nước ngoài bắt đầu đưa ra những so sánh và bình phẩm vê những thành phố có ngành dịch vụ phát triển trong khu vực như Bangkok, Kualalumpur... mà anh khẳng định chúng có điểm chung: không ở đâu bị giới hạn thời gian khám phá thành phố.
Đứng trước ngả đường về khách sạn vẫn khá đông người nhưng các quán đã đóng cửa gần hết, chàng trai trẻ nước ngoài bất chợt bo qua sự cẩn trọng, tế nhị mà anh được khuyên trước khi đến Việt Nam để nói nhỏ với tôi một lời đánh giá nhẹ nhàng: “Dịch vụ như thế thì còn lâu thủ đô của các bạn mới là một thành phố du lịch được!”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận