![]() |
Hà Nội, Bangkok rung chuyểnHà Nội: Hàng nghìn người đổ ra đường vì động đấtVideo clip về động đất tại Hà Nội
Theo ông Yêm, từ hôm qua đến nay, Viện Vật lý Địa cầu đã ghi nhận được rất nhiều dư chấn của trận động đất tại Bắc Lào có toạ độ 20,54 độ vĩ Bắc; 101,1 độ kinh Đông vào hồi 8h56'14'' giờ GMT (tức 15h56'14'' giờ Hà Nội) ngày 16/5. Tuy nhiên, những dư chấn hiện tại không gây thiệt hại hay ảnh hưởng gì tới người và của tại các khu vực mà nó ảnh hưởng.
“Chúng tôi đã đo được 5 dư chấn có cấp chấn trên 3 độ Richter trở lên, trong đó có một dư chấn mạnh nhất vào khoảng 23h56 giờ GMT ngày 16/5 (tức khoảng 7-8h sáng ngày 17/5 giờ Hà Nội) đạt 4,5 độ Richter. Nhưng do dư chấn nhỏ lại cách xa Hà Nội từ 200-300 km nên người dân không cảm nhận được”, ông Yêm cho biết.
Cũng theo ông Yêm, hiện tại có khá nhiều nguồn tin hiểu sai về từ “dư chấn” nên đã cho rằng dư chấn sẽ còn tiếp tục xảy ra tại Hà Nội. Ông Yêm lý giải: “Dư chấn là những kích động tiếp theo của trận động đất, có thể gọi là hiện tượng giải phóng năng lượng còn dư của trận động đất, chứ không phải là dư chấn xảy ra tại Hà Nội.
Hà Nội nằm trên nền đất yếu, nền đất bồi tích nên chịu ảnh hưởng bởi sự lan truyền chấn động và do vậy người dân sống tại các toà nhà cao tầng mới cảm nhận được sự rung chuyển do có ảnh hưởng bởi trận động đất gây chấn động 3 độ Richter tại Hà Nội hôm qua”.
Trong lịch sử của những trận động đất, có những trận động đất có thể có những dư chấn kéo dài tới 6-8 tháng, thậm chí là 1 năm. Với dư chấn mạnh 4,5 độ Richter vừa xảy ra, theo ông Yêm, đây được xem là dư chấn mạnh nhất trong thời điểm hiện nay.
“Với dư chấn này, chỉ có những vùng gần với tâm chấn từ 50-100km mới cảm nhận được, chứ Hà Nội thì không thể. Do đó, người dân không nên hoảng hốt hay quá lo sợ về vấn đề này” - ông Yêm nhấn mạnh.
Việt Nam đã chịu 7 dư chấn của động đất Sáng nay, Viện Vật lý địa cầu đã ghi nhận 7 dư chấn của trận động đất tại Lào. Dư chấn mạnh nhất là lúc 0h8' đạt 4,5 độ richter. Nhưng do chấn động nhỏ vào ban đêm, lại khá xa Hà Nội nên người dân thủ đô không cảm nhận được. Theo một cán bộ của Viện Vật lý địa cầu, tọa độ của dư chấn được xác định là xung quanh tâm chấn trận động đất hôm qua vài chục km, thuộc Bắc Lào. "Hôm nay chắc chắn còn nhiều dư chấn", ông này khẳng định. Thông thường, sau một trận động đất mạnh, dư chấn còn kéo dài tới 6 tháng sau. Ông Nguyễn Thái Sơn, Trưởng trạm quan sát động đất Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), cho rằng nhiều khả năng động đất chiều 16-5 là do hoạt động của vết đứt gãy địa chất Điện Biên - Lai Châu và kéo sang lãnh thổ Lào, dài hơn 1.000 km. Tại hai tỉnh Điện Biên, Lai Châu và lãnh thổ Lào, nơi tiếp giáp với biên giới Việt Nam, từng xảy ra nhiều trận động đất. Ông Sơn dẫn chứng từ đầu năm đến nay, Lào đã xảy ra 3 trận động đất, mạnh nhất là trận chiều 16-5. Tại Điện Biên, chiều 22-4 cũng xảy ra một trận động đất cường độ 3,8 độ richter, tâm chấn nằm ở huyện Điện Biên Đông. "Do động đất nhỏ, lại cách Hà Nội khoảng 300 km đường chim bay, nên dù xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng người dân Hà Nội không cảm nhận được", ông Sơn nói. Trước đó, năm 2006, tỉnh Điện Biên không ghi nhận được trận động đất nào điển hình (cường độ từ cấp 4 trở lên), mà chỉ là những trận nhỏ. Trận động đất được xác định có cường độ lớn nhất, gây thiệt hại nhiều nhất tại Điện Biên - Lai Châu xảy ra vào 19-2-2001, đạt 5,3 độ richter, tâm chấn ở nằm độ sâu 20 km. Nhiều nhà cửa đã bị đổ sập, người dân hoảng loạn, phải mắc chiếu giữa đường để ngủ. Từ năm 1900 trở lại đây, Việt Nam đã ghi nhận những trận động đất lớn vào các năm 1935, 1942 tại Điện Biên; 1964 tại Yên Thế, tỉnh Bắc Giang; 1983 tại Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu; 2001 tại Điện Biên. Mới đây nhất là hai trận động đất liên tiếp vào ngày 17-2 và 19-2-2006 tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, mạnh 4,9 độ richter. Hồng Khánh, VnExpress |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận