Phóng to |
Nghệ nhân Đàng Thị Phan đang tạo dáng gốm mỹ nghệ trong lò gốm gia đình ở làng Bàu Trúc |
Ngày mới của làng gốm
Bao đời nay, những người phụ nữ Chăm ở ngôi làng gốm nhỏ trầm lặng này đã sinh nhai bằng việc nặn đất sét làm gốm. Đất sét cánh đồng làng nhào với cát lẫn vàng non lấy ở ven sông Quao chảy quanh làng đã được nghệ nhân Chăm vuốt nên những sản phẩm gốm mang nét đẹp huyền bí.
Phóng to |
Nghệ nhân Quảng Thị Ngọ nhanh nhẹn tạo dáng bình gốm Chăm |
“Có mấy công ty đặt làm hàng xuất khẩu lấy hàng tận nhà, mình không phải gánh đi bán nữa”, bà Bứng cho hay. Lò bà Bứng làm gần cả ngàn mẫu hàng gốm mỹ nghệ: chậu hoa kết hợp lồng đèn, bình có tai, bình quai cổ cao, bình cổ cao điểm hoa văn dây thừng, ấm quai...
Mỗi tháng thu nhập của bà Bứng khoảng 1 - 1,5 triệu đồng, trừ tiền vốn mua đất cát, rơm củi. Bà Bứng mới xây được căn nhà gạch thay cho nhà tranh vách đất nhờ tiền làm gốm chắt chiu góp lại.
Nhà nghệ nhân Đàng Thị Phan cũng khá lên nhờ chuyển từ làm gốm truyền thống sang gốm mỹ nghệ. Bình, vại gốm mỹ nghệ chất đầy sân. Ngoài gốm truyền thống, hiện bà Phan làm thêm hàng mỹ nghệ cho bốn công ty xuất khẩu đi Mỹ, Nhật. Mỗi tháng lò gốm bà Phan làm được 300 sản phẩm gốm mỹ nghệ, trừ chi phí dư được 2 triệu đồng mỗi tháng.
Xuất ngoại
Phóng to |
Vàng non trong cát sông Quao điểm những chấm vàng li ti tôn nét đẹp tinh tế cho gốm Chăm Bàu Trúc |
Quao, tên dòng sông chảy cạnh làng gốm Bàu Trúc, được chọn làm tên dòng sản phẩm khoác tấm áo mới của làng gốm. Việt Hạ Chí đã xuất hơn 20 khối hàng gốm Chăm đi Pháp, Singapore. Trong kho Việt Hạ Chí lúc nào cũng trữ khoảng một container 40 feet hàng gốm Quao để kịp giao hàng đúng hạn. Mỗi tháng Việt Hạ Chí đưa ra khoảng 20 mẫu gốm mới. Trên những sản phẩm gốm Quao, ý tưởng của nghệ nhân làng gốm và nét sáng tạo của Việt Hạ Chí đã được kết hợp hài hòa. Thành công đã mỉm cười với những lô hàng gốm Quao đầu tiên, những thị trường mới mở ra...
Độc đáo Đất sét đen lấy từ cánh đồng làng. Cát lấy ở vệ sông Quao có lấm tấm hạt vàng non, đem về sàng sảy sạch, rồi nhào kỹ với đất sét đen đã được ngâm từ mấy ngày. Da gốm cũng được đánh bóng bằng một miếng vỏ ốc biển lớn truyền lại từ nhiều đời. Gốm để trong bóng mát hai ba ngày, phơi nắng hai ngày nữa cho se đất rồi đem nung. Lò nung lộ thiên cũng là một kỹ thuật độc đáo của người Chăm: củi lót dưới cùng, một lớp gốm xếp lên trên, rơm phủ trên cùng, đốt 3-4 tiếng. Kỹ thuật vuốt đất sét bằng tay, cách nung gốm lộ thiên và kỹ thuật rải trấu lên mặt gốm tạo những sắc màu biến hóa sinh động là cách làm gốm cổ xưa từ thế kỷ 14 của làng gốm Chăm Bàu Trúc. Nét đẹp độc đáo của gốm Bàu Trúc mà hiếm loại gốm nào có được là khi nung chín, những hạt vàng non lẫn trong cát sông Quao sáng lấp lánh trên mặt da gốm nâu đen rất huyền ảo. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận