14/06/2012 02:11 GMT+7

Góc Tâm tình

(Hoa Thủy Tinh,  ĐH KHXH&NV TP.HCM)
(Hoa Thủy Tinh,  ĐH KHXH&NV TP.HCM)

AT - * Anh ấy học trên em một khóa, tình cờ quen nhau, mến và thương nhau. Nhưng ngặt nỗi anh ấy rất đẹp trai, hát hay, có khả năng pha trò… làm cho nhiều bạn gái thích lắm. Người như anh ấy mình có nên tin cậy không anh?

- Em kể những ưu điểm của người mình yêu và hỏi rằng có nên tin tưởng vào một người có ưu điểm như vậy không làm anh ngờ rằng em đã xem tất cả những ưu điểm của người ta là "tội lỗi" vậy. Đẹp trai, hát hay, có khả năng pha trò... nếu là nguyên nhân dẫn tới không đáng tin cậy thì những người như vậy... quá bất hạnh mất rồi!

Em à, mình yêu và tin một người chính là vì mình hiểu người ta đến mức nào, nhất là về tính cách, lối sống, cũng như tình cảm mà họ dành cho mình chứ không phải vì bề ngoài hoặc năng lực của họ. Một người tài giỏi, đẹp trai và luôn trân trọng tình cảm, yêu một cách chân thành… thì còn gì bằng. Ngược lại, cũng với những ưu điểm đó, nhưng anh ta là người không thủy chung, thích tán tỉnh cô này cô kia cho vui, thỏa ý muốn chinh phục thì không đáng để tin, để yêu. Do vậy, điều em băn khoăn anh nghĩ chính là ở nơi em, em đã không đủ tự tin ở chính mình khi yêu một người có nhiều ưu điểm, nhiều người thích chứ không phải là vì người ta có lỗi lầm hay thế này thế nọ!

* Phải cần thời gian bao lâu để chứng minh một tình yêu là chân thành hay không hả anh?

- Tùy! Có những tình yêu chỉ cần trong khoảnh khắc nào đó, giữa lằn ranh của những lựa chọn nào đó nhưng cũng có những tình yêu cần cả đời để biết sự chân thành. Thực ra, dấu hiệu nhận biết của một tình yêu chân thành không phải chỉ có thời gian mà ở nhiều yếu tố khác nữa, trong đó có việc người ta sống có vì nhau hay không, có tôn trọng nhau hay chỉ là vấy vá, vui thì hể hả còn buồn thì cao chạy xa bay.

Khi yêu ai chân thành mình sẽ biết nghĩ cho người mình yêu, nói hay làm gì cũng nghĩ đến hạnh phúc của cả hai chứ không phải là thỏa mãn những nhu cầu của riêng mình mà thôi.

* Em nghe nhiều người thân bên ngoại nói rằng: Con gái không nên học cao, sau này sẽ khổ vì phải đảm đương nhiều việc, đồng thời không có ai dám cưới vì... ngại. Nghe vậy làm em cũng lo, vì em thích học và nghiên cứu! Anh cho em lời khuyên nhen?

- Học cao khổ đâu không thấy, nhưng cái khổ trước mắt em phải thấy nếu em "chùn bước" việc học chỉ vì "cảnh báo" ấy chính là việc mình không được thực hiện đam mê học tập, nghiên cứu.

Hiếm gì những nhà khoa học, những nhà kinh tế, hoạt động xã hội... là nữ, họ thành đạt và hạnh phúc bởi vị trí đỉnh cao của mình. Thực tế đó, cộng với việc suy nghĩ logic về việc học tập rằng: có học sẽ mở mang trí tuệ, có nhiều cơ hội làm việc trong xã hội, được tiếp xúc với nhiều người hay, giỏi... thì cơ hội có được hạnh phúc của mình nhiều hơn, chứ sao lại khổ?

Quan niệm con gái học nhiều là khổ là quan niệm sai lầm, bóp chết ước mơ của phụ nữ thời phong kiến, trong một xã hội trọng nam khinh nữ, người ta không sử dụng lao động nữ... Tuy nhiên, thời nay, phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực nên việc phụ nữ hoàn thiện năng lực, đạo đức thông qua học hành, nghiên cứu... là điều đáng cổ súy. Nhưng em cũng nhớ phụ nữ hay nam giới cũng vậy, ngoài vai trò xã hội thì về nhà cũng phải nhớ vị trí làm vợ, làm chồng, làm mẹ, làm cha để chu toàn cuộc sống gia đình nữa. Do vậy, việc mình giỏi chuyên môn, đảm việc xã hội song song với giỏi việc nhà (chăm sóc tốt cho chồng con, vun vén tổ ấm…) cũng cần thiết phải học, phải "nghiên cứu" đó nghe em!

HXURGebu.jpgPhóng toÁo Trắngsố 10 ra ngày 1/06/2012hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

(Hoa Thủy Tinh,  ĐH KHXH&NV TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Góc Tâm tình