- Chia sẻ: Em thân mến, cái khó của một nụ hôn dành cho người mình yêu không phải là vì mình không muốn mà vì không có cơ hội. Nhưng cơ hội đâu phải từ trên trời xuống? Nó phải do mình tạo ra. Tự mình làm khó chính mình nên lòng mình cứ bâng khuâng: yêu mà chẳng được một nụ hôn... nên hình! Đã biết là khó, mà lòng mình không muốn thế thì mình hãy đặt bớt những “lễ nghi”, nguyên tắc mà mình tự đặt ra, tự ràng buộc mình xuống đi.
Nụ hôn dành cho người mình yêu là một cách biểu lộ tình cảm, một cách trao và nhận chân thành, điều đó có gì là xấu, có gì là không trúng? Ai cũng cần khoảng trời riêng, cũng cần được biểu lộ tình thương đối với người thương, đó là một nhu cầu chính đáng và rất đỗi bình thường.
Cái khó của nụ hôn là vì mình chưa dám vượt qua những nguyên tắc và một chút gì đó mang màu phong kiến, thuộc về lễ giáo. Nhưng nụ hôn dành cho người thương đâu có nằm trong lễ giáo, không được “cấp phép” trong thời đại này? Bạn đã sắp xếp nụ hôn vào “danh mục cấm” hoặc “danh sách đen” của những tiêu chuẩn về luân lý đạo đức có lẽ là đã sắp sai danh mục rồi đó!
Hãy định vị lại nụ hôn dành cho người thương, đó là nhu cầu biểu hiện tình yêu và nó rất đỗi cần thiết, chỉ còn một điều rất giản đơn là mình “vượt qua chính mình”. Còn không gian, thời gian có quan trọng đấy nhưng nó sẽ trở nên dễ dàng nếu mình bước qua “hàng rào” tâm lý. Hãy thử đơn giản hóa cách nghĩ và đưa nụ hôn về đúng vị trí: là một trong những nhu cầu của tình yêu, trao gửi yêu thương cho người mình thương. Khi đó nụ hôn sẽ đến rất dễ thương, rất thiêng liêng như một món quà ý nghĩa nhất của tình yêu!
* Em lên mạng xem clip và đọc báo thấy hiện tượng vô cảm của con người ngày càng đáng báo động; em buồn quá chừng. Anh có thuốc gì trị mấy bệnh đó không chứ để nó lan thành dịch thì chắc nguy quá anh ơi!
- Chia sẻ: Đúng là nguy thật em à, nhất là sau sự kiện của bé Duyệt Duyệt ở Trung Quốc (bị xe cán hai lần mà hàng chục người đi ngang qua vẫn như không thấy, làm ngơ; còn tài xế thì phát biểu rằng cán chết bồi thường nhẹ hơn là để bị thương phải nuôi suốt đời). Anh nghe và xem hình ảnh đó cũng lạnh xương sống, liên tưởng đến xứ mình cũng có những người làm nghề này và hành xử ác nhơn, thất đức.
Tuy nhiên, dù có hàng chục người vô cảm thì trong đó vẫn có những người bình dị nhưng rất đỗi cao thượng như bà Trần Hiền Muội (người quét rác) đã hô hoán, để ba mẹ bé đưa bé đi bệnh viện mà báo Tuổi Trẻ có bình luận bà chính là người quét “rác đời” đó em. Chính hành động cụ thể ấy đã góp phần làm lóe lên niềm tin nơi con người, rằng hổng phải ai cũng vô cảm, thất nhơn, ác đức.
Thuốc thì có ngay, bằng việc chúng ta tập khen ngợi, vinh danh hành động đẹp, cao thượng và lên án, bài trừ những hành động vô cảm. Ai cũng có thể làm điều đó, rồi dần dần tập sẻ chia tình thương với cộng đồng bằng những việc làm cụ thể như từ thiện hoặc tình nguyện, đến những nơi cần sự giúp đỡ, cần bàn tay san sẻ. Ở quê hương mình còn nhiều chỗ lắm em, và nhiều bạn trẻ như em cũng đang ra sức xắn tay vào làm, góp tình thương với con người, nuôi lớn tình yêu quê hương, đất nước, gia đình...
|
![vzi72l3p.jpg](http://static.tuoitre.vn/tto/i/s626/2011/12/09/vzi72l3p.jpg)
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận