29/01/2008 02:10 GMT+7

Giong thuyền buồm ra biển

QUỲNH NGUYỄN
QUỲNH NGUYỄN

TTX - Con thuyền trắng muốt và những cánh buồm căng gió xé đại dương lướt tới. Một hình ảnh không lạ tại những bãi biển đẹp trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở VN. Điều đáng nói là những chiếc thuyền buồm đó mang nhãn hiệu “made in Vietnam” và có số hiệu bắt đầu bằng hai chữ “VN”.

M8wrgMGf.jpgPhóng to

Thuyền buồm “made in Vietnam” tại bờ biển Phan Thiết - Ảnh: T.T.D.

TTX - Con thuyền trắng muốt và những cánh buồm căng gió xé đại dương lướt tới. Một hình ảnh không lạ tại những bãi biển đẹp trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ ở VN. Điều đáng nói là những chiếc thuyền buồm đó mang nhãn hiệu “made in Vietnam” và có số hiệu bắt đầu bằng hai chữ “VN”.

Mấy ai ngờ trong cuộc đua thuyền buồm King Cup 2007 diễn ra từ ngày 1 đến 8-12-2007 ở Phuket (Thái Lan), có những chiếc thuyền buồm mang quốc tịch khắp năm châu nhưng lại “sinh ra” tại VN. Đó là Công ty Corsair Marine VN do “ông chủ” người Úc James Lawson Dixon cùng vợ là chị Hồ Lê Hiếu Hạnh quản lý và điều hành, ra đời vào tháng 1-2006 với xưởng chính tại Gò Ô Môi, Q.7, TP.HCM. Đến nay, công ty đã xuất khẩu gần 100 chiếc với bảy kiểu dáng khác nhau, có giá 60.000-1 triệu USD.

Vất vả suốt hai năm qua với giấc mơ “ra biển lớn”, nhưng chị Hiếu Hạnh thú nhận mình không mê thuyền buồm. Tuy thế khi nhìn những chiếc thuyền buồm “made in VN” do công ty mình sản xuất, mắt chị lấp lánh niềm tự hào: “Tự hào nhất là sản phẩm của mình không thua kém sản phẩm của những nước tiên tiến khác. Tự hào hơn nữa là những chiếc thuyền buồm này đều là sản phẩm “làm bằng tay, do các công nhân, kỹ sư VN làm nên”. Xưởng hiện có hơn 60 lao động VN lành nghề.

Y4Y55fFJ.jpgPhóng to
James Lawson Dixon cùng vợ bên mẫu thuyền mới - Ảnh: T.T.D.

Trái với vợ, anh Lawson là người mê thuyền buồm từ tấm bé. 8 tuổi, anh đã cùng ba “chơi” thuyền buồm ở Sydney (Úc). Đến VN làm công việc của một nhà quảng cáo vào năm 2000 nhưng anh vẫn không quên những chiếc thuyền buồm. Khi có giải đua thuyền buồm từ Hong Kong sang VN, Lawson đã tham gia trong vai trò thành viên của đội HSBC và thắng cuộc.

Những cuộc đua nhanh chóng đưa anh đến với ý nghĩ: tại sao một đất nước có bờ biển kéo dài và những vịnh xinh đẹp như VN lại không có bóng dáng thuyền buồm? Thế là anh tìm kiếm các “đồng đội” để lập công ty sản xuất thuyền buồm đầu tiên ở VN. Anh tính nếu làm và bán được ba chiếc sẽ đủ tiền để làm cho riêng mình một chiếc. Thế là hăng hái bắt tay vào làm.

Nhưng “đau khổ” thay đến nay, khi đã bán được cả trăm chiếc thuyền, Lawson vẫn chưa sở hữu chiếc thuyền nào. Vì vậy, lâu lâu anh đành tìm Rich, ông chủ người New Zealand của nhà hàng Bóng Mát ở Phan Thiết, để cùng chơi thuyền. Khi đó, Lawson đóng vai trò huấn luyện viên cho Rich và cả hai cùng “lướt sóng” trên con thuyền duy nhất (tính đến hết năm 2007) mà Corsair Marine VN bán ra mang quốc tịch VN.

Với “ông bà chủ” của Corsair Marine VN, giấc mơ giong thuyền buồm VN ra thế giới đã thành hiện thực. Nhưng vẫn còn một giấc mơ khác cho thuyền buồm VN: sẽ có những thuyền buồm do VN sản xuất mang quốc tịch VN, với các thành viên người Việt thắng giải trong những cuộc đua thuyền thế giới. Thế nên Lawson cặm cụi làm cho mình một chiếc thuyền mang quốc tịch VN, qui tụ và đào tạo một đội đua thuyền buồm toàn những người Việt để chuẩn bị cho cuộc đua thuyền từ Hong Kong sang VN trong năm 2008.

QUỲNH NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên