15/04/2004 07:16 GMT+7

Giới hạn nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT: Môn sinh học và môn địa lý

DinhThang
DinhThang

TT - Tiếp sau môn Toán, Tuổi trẻ xin giới thiệu giới hạn nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT của 2 môn: sinh học và địa lý.

KMxC3Pi7.jpgPhóng to
Giờ ôn tập môn sinh của HS lớp 12A5 Trường THPT Lương Văn Can TP.HCM. Hiện HS lớp 12 các trường đang tích cực ôn luyện cho kỳ kiểm tra học kỳ II và kỳ thi tốt nghiệp sắp tới Ảnh: Như Hùng
TT - Tiếp sau môn Toán, Tuổi trẻ xin giới thiệu giới hạn nội dung ôn thi tốt nghiệp THPT của 2 môn: sinh học và địa lý.

Môn địa lý

A- Yêu cầu chung:- Cần ôn tập đầy đủ tất cả nội dung chương trình, không học lệch, học tủ. Bên cạnh kiến thức lý thuyết cần có các bài tập vận dụng.- Mức độ yêu cầu cả lý thuyết và bài tập là ở mức độ trung bình. Chỉ có một ý nhỏ dành cho HS khá giỏi.

B- Nội dung ôn tập:

1- Lý thuyết:

Chương I: Biến dịHS cần nắm vững các loại biến dị, nguyên nhân và cơ chế phát sinh từng loại, hậu quả và vai trò của các dạng đột biến với chọn giống và tiến hóa.

Chương II: Ứng dụng di truyền học vào chọn giốngHS cần nắm vững về kỹ thuật di truyền, phương pháp tạo các đột biến thực nghiệm, các phương pháp lai dùng trong chọn giống. Phân biệt các phép lai dùng trong chọn giống, các phương pháp chọn lọc.

Chương III: Di truyền học ngườiHS cần nắm vững các phương pháp nghiên cứu di truyền người. Khả năng phòng và chữa các bệnh tật, bệnh di truyền.

Chương IV: Phát sinh sự sốngHS cần nắm vững quan niệm hiện đại về cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống và những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng sống, các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh sự sống.

Chương V: Sự phát triển của sinh vậtCần nắm vững sự phát triển hay diệt vong của các ngành, các nhóm sinh vật có quan hệ với các điều kiện địa chất, khí hậu và có ảnh hưởng lẫn nhau trong nội bộ sinh giới như thế nào, trên cơ sở đó rút ra những nhận xét chung về sự phát triển của sinh vật.

Chương VI: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóaHS cần nắm vững nội dung các thuyết tiến hóa của Lamac, Đacuyn, thuyết tiến hóa hiện đại. Khái niệm quần thể, quần thể giao phối, định luật Hacđi - Vanbec. Phân tích được vai trò của từng nhân tố tiến hóa. Cho ví dụ và giải thích được quá trình hình thành loài mới và quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. Giải thích được quá trình phân ly tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại. Nguồn gốc chung của các loài vật.

Chương VII: Sự phát sinh loài người.HS cần nắm vững những bằng chứng về nguồn gốc loài người từ động vật. Những đặc điểm khác nhau giữa người và vượn người. Các quan niệm về sự phát sinh loài người.

2- Bài tập:

Phần bài tập cần chú ý tới các dạng:- Đột biến gen (ảnh hưởng của đột biến gen tới sản phẩm protein).- Đột biến nhiễm sắc thể (lai các thể đa bội với đa bội và với lưỡng bội).- Dạng bài về ưu thế lai.- Dạng bài tập về phả hệ, bài tập về nghiên cứu trẻ đồng sinh.- Dạng bài tập vận dụng định luật Hacđi - Vanbec.

Môn địa lý

Chương I: Các nguồn lực chính để phát triển kinh tế - xã hội1- Vị trí, lãnh thổ VN và ý nghĩa của nó đối với việc phát triển kinh tế- xã hội. Đánh giá nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.2- Tình hình dân cư, nguồn lao động và chiến lược phát triển dân số, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động của Nhà nước.3- Đường lối phát triển kinh tế-xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật.

Chương II: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội1- Đặc điểm của nguồn lao động, tình hình sử dụng lao động và vấn đề việc làm.2- Thực trạng nền kinh tế và nguyên nhân: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.3- Tình hình vốn đất đai, hiện trạng và các biện pháp sử dụng đất nông nghiệp ở các vùng khác nhau.4- Tầm quan trọng của sản xuất lương thực, thực phẩm: tình hình sản xuất lương thực, thực phẩm; các vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm.5- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp, hiện trạng phát triển và phân bố các cây công nghiệp, các vùng chuyên canh cây công nghiệp.6- Cơ cấu ngành công nghiệp, sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.7- Những hoạt động cơ bản của kinh tế đối ngoại, tình hình phát triển của kinh tế đối ngoại và những tồn tại cần khắc phục.

Chương III: Những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội trong các vùng1- Đồng bằng sông Hồng: Vấn đề dân số và biện pháp giải quyết; Những thuận lợi và khó khăn trong vấn đề sản xuất lương thực thực phẩm, thực trạng và biện pháp khắc phục những khó khăn.2- Đồng bằng sông Cửu Long: Vấn đề sử dụng và cải tạo tự nhiên; vấn đề lương thực, thực phẩm.3- Duyên hải miền Trung: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, vấn đề hình thành cơ cấu công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng.4- Trung du và miền núi phía Bắc: Ý nghĩa của việc phát huy các thế mạnh của vùng; vấn đề khai thác các thế mạnh: khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện; trồng cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới, chăn nuôi đại gia súc; kinh tế biển.5- Tây nguyên: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế, vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm, khai thác và chế biến lâm sản, khai thác thủy sản.6- Đông Nam bộ: Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp, dịch vụ, nông-lâm nghiệp, phát triển tổng hợp kinh tế biển.

(Còn tiếp các môn khác)

DinhThang
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên