05/09/2004 22:26 GMT+7

Giáo dục: Bệnh "tẩu hỏa nhập ma"

ĐỒ BÌ
ĐỒ BÌ

TTC - Hãy cầm hết bộ sách giáo khoa môn văn của học sinh mà xem, ta mới thấy các em học nhiều quá. Có những tác giả được đem tác phẩm giảng dạy ở lớp 8, lớp 9 lại tìm thấy trong sách giáo khoa lớp 11, 12.

v9O8t1A6.jpgPhóng to

Trong từng quyển sách giáo khoa lại có nhiều hình tượng văn học như anh Trỗi, chị Dậu, Nghị Quế, Chí Phèo, lão Hạc, A Phủ, em Lượm... Những bài trích làm bài khóa trong sách giáo khoa dài quá. Tôi có cảm giác nhà biên soạn sách giáo khoa bê gần như nguyên văn bài viết của tác giả đưa vào giáo trình mà không cần quan tâm đến cấu trúc của bài viết đó.

Nhà văn viết là để cho người đọc - bất kỳ là ai, đọc tác phẩm của mình - còn sách giáo khoa trích giảng là để dạy cho một lứa tuổi nhất định, một trình độ nhất định. Một bài giáo khoa là phải có mở, có thân, có kết rõ ràng, nghĩa là phải có một dàn ý, một bố cục nghiêm chỉnh. Trích nguyên văn là không hình thành cho học sinh được khái niệm dàn ý, kỹ năng dàn ý.

Điều đau khổ nhất là có những bài khóa dài đến ba hoặc bốn ngàn từ mà chỉ cho nhà giáo và học sinh dạy và học trong hai tiết (90 phút). Nội một chuyện đọc bài khóa đã mất đứt 20 phút; phần phân tích nghệ thuật, nội dung, củng cố lại kiến thức... chỉ còn biết vắt giò mà chạy. Nhiều tiết dạy văn, kể cả tiết thao giảng làm mẫu, đã diễn ra theo kiểu “Cỡi ngựa xem hoa, cỡi Honda xem hát bội”, hỏi làm sao cho các em nắm được cái hồn của văn chương.

Văn chương cần tinh túy không cần nhiều lời; cần cân đối, không cần dài dòng; cần kích thích trí sáng tạo, không cần lặp lại. Chính vì học nhiều, học dài, học phất phơ hoa cỏ, học theo kiểu lặp lại người khác mà các em lầm lẫn tác giả, thời đại, nhân vật. Trí nhớ đâm ra lộn xộn, một số em rơi vào trạng thái “tẩu hỏa nhập ma”.

Tẩu hỏa nhập ma là một trạng thái bệnh lý trong tiểu thuyết của Kim Dung. Theo Kim Dung, trạng thái này phát sinh do con người học bá nạp các thứ võ công vừa dương cương vừa âm nhu, kinh mạch chạy lạc đường, sinh ra đình trệ, không tự hóa giải được. Con người rơi vào trạng thái hồ đồ rồi mất tri giác, lúc nóng lúc lạnh, có thể hóa khùng. Âu Dương Phong trong Xạ điêu anh hùng truyện vì luyện võ công trật đường nên bị tẩu hỏa nhập ma, đi bằng hai tay, đầu chúc xuống đất, chân hổng lên trời.

Đây là hình tượng tượng trưng cho sự... đầu đuôi lộn xộn. Cũng theo Kim Dung, chỉ có thể giải được tình trạng tẩu hỏa nhập ma khi ai đó vô tình đánh mạnh một chưởng hoặc một quyền vào một trong ba trọng huyệt Bách hội (đỉnh đầu), Đản trung (trước ngực) hoặc Đại trung (sau lưng).

Con em chúng ta đang có dấu hiệu bị tẩu hỏa nhập ma trong văn học và thi văn! Ai sẽ là người vỗ một chưởng hoặc một quyền vào một trọng huyệt của... sách giáo khoa? Bèn có thơ rằng:

Văn chính là ta học tiếng ta Rứa mà trò kém, nghĩ không ra! Chí Phèo nhớ lộn qua... Bá Kiến Bán chó thành ra chuyện... bán gà Dạy riết, môn sinh vào tẩu hỏa Nghe hoài, sĩ tử ắt nhập ma Bộ ơi, công lực người thâm hậu

Ai ơi! Xin chớ lắm điềuMuốn con hay chữ phải yêu nhà trườngDù tiền đóng góp học đườngCứ theo với giá thị trường mà tăngTôi đây vay nợ nhì nhằngĐầu năm học mới hóa thằng trắng tay.

Mua được cái chữ thời nayBỏ tiền gấp mấy những ngày xa xưaKhông tiền đừng có thập thòKhông tiền hổng thể thành trò được đâu.Giàu nghèo gì cũng như nhauMuốn con có chữ phải mau nộp tiền!

ĐỒ BÌ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên