![]() |
Người dân chen nhau đăng ký chỗ học - Ảnh: Dailymail |
![]() |
Một phụ nữ ngất xỉu vì chen lấn đăng ký chỗ học đang được các nhân viên y tế chăm sóc phía trước cổng Đại học Johannesburg - Ảnh: EPA |
Các quan chức tại Đại học Johannesburg cho biết thêm hai người trong số 20 người bị thương hiện đang nguy kịch sau vụ chen lấn và giẫm đạp xảy ra lúc 8 giờ sáng.
Hiệu phó Ihron Rensburg nói với báo Anh Daily Mail rằng thảm họa xảy ra khi các sinh viên và phụ huynh xô đẩy nhau qua cổng chính của trường với hi vọng có cơ hội đăng ký lần chót cho năm học mới, bắt đầu trong tháng 1 này.
“Khi chúng tôi mở cửa sáng nay, họ đã tràn vào và gây ra tình trạng náo loạn, giẫm đạp lên nhau ở cửa trước - ông Rensburg nói trong một cuộc họp báo sau đó - Hệ quả là một người phụ nữ đã bị giẫm đạp tới chết. Hai người khác bị thương nặng có thể nguy hiểm tính mạng”. Ông Rensburg nói người phụ nữ xấu số là mẹ của một nam sinh viên tới trường đăng ký chỗ học cho con.
Người phụ trách an ninh ở trường, Roelet Hugo, kể với báo chí rằng hàng nghìn sinh viên và phụ huynh đã xếp hàng dài ở ngôi trường uy tín bậc nhất Nam Phi này từ sáng sớm đợi đăng ký chỗ học. “Vào khoảng 7g30, chúng tôi thấy một đám đông lớn bên ngoài cổng chính - Hugo kể - Tôi đã triển khai các bảo vệ bên ngoài khuôn viên trường, nhưng những người ở phía sau cứ đẩy lên trước, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở cổng, nhưng lúc đó đã là quá muộn”.
![]() |
Thảm họa xảy ra khi các sinh viên và phụ huynh xô đẩy nhau qua cổng chính của trường - Ảnh: AP |
Giày dép, quần áo và cả chăn màn đã được bỏ lại tại hiện trường vụ thảm kịch ở trung tâm học khu trên đường Bunting của Đại học Johannesburg, tại quận Aukland Park trung tâm thành phố.
Các quan chức giải thích tình trạng giẫm đạp xảy ra do mong muốn được vào học ở các trường đại học tại Nam Phi. Các sinh viên ở Nam Phi đăng ký chỗ học nhiều tháng trước khi niên khóa bắt đầu, nhưng chỗ học không có đủ và nhiều trường chỉ quyết định vào phút chót. Do Internet còn chưa phổ biến ở nhiều vùng tại Nam Phi, nhất là ở nông thôn, những người muốn đăng ký học đại học thường phải nộp hồ sơ tận tay nhà trường, gây ra tình trạng chen lấn xô đẩy thường xuyên.
Các chuyên gia cho rằng Nam Phi đang phải đối mặt với nhu cầu tăng cao về giáo dục bậc cao trong khi cơ sở hạ tầng của nhà nước không đủ đáp ứng. Chỉ riêng năm 2011, Đại học Johannesburg đã nhận được 85.000 đơn đăng ký cho chỉ không tới 12.000 suất học bằng cử nhân của họ. Trường này có rất nhiều học khu ở khắp thành phố Johannesburg, thành phố lớn nhất Nam Phi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận