30/10/2009 14:19 GMT+7

Giải đáp về phụ cấp độc hại và nghỉ hưu

Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC(Văn phòng luật sư Gia Khương)
Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC(Văn phòng luật sư Gia Khương)

TTO - * Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng dễ cháy nổ và hàng nguy hiểm, cụ thể là cồn nước, hóa chất dạng lỏng. Do đặc thù là đoàn xe hoạt động liên tục, công ty muốn hỗ trợ tiền ăn cho anh em tài xế ngày ba buổi với mức 50.000 đồng/ngày.

Giải đáp về phụ cấp độc hại và nghỉ hưu

TTO - * Công ty chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực vận tải hàng dễ cháy nổ và hàng nguy hiểm, cụ thể là cồn nước, hóa chất dạng lỏng. Do đặc thù là đoàn xe hoạt động liên tục, công ty muốn hỗ trợ tiền ăn cho anh em tài xế ngày ba buổi với mức 50.000 đồng/ngày.

Xin hỏi mức trợ cấp này có hợp lệ và có hạch toán được vào chi phí hợp lý của công ty không? Ngoài ra phụ cấp độc hại là bao nhiêu thì hợp lý?

(Dang Tran)

- Căn cứ theo thông tư 04/2005/TT/BLĐTBXH thì phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính trong đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh và được chi trả cùng kỳ trả lương hằng tháng theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm. Làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.

Công ty của bạn hoạt động trong lĩnh vực tải hàng dễ cháy nổ và hàng nguy hiểm (cồn nước, hóa chất dạng lỏng), do đó bạn cần xem xét, đối chiếu các quy định sau để xác định mức phụ cấp độc hại cụ thể:

- Căn cứ vào Mục II điểm 20: lái xe vận tải chuyên dụng chở hóa chất thuộc điều kiện lao động loại IV (Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30-7-1996).

- Căn cứ vào bảng B.12 thang bảng lương công nhân lái xe (nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của chính phủ).

Từ các căn cứ trên, bạn có thể tính được mức phụ cấp phù hợp với công ty của mình.

* Cha tôi còn hai năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Tính đến thời điểm này cha tôi đã đóng bảo hiểm được 33 năm, vậy hai năm nữa khi cha tôi nghỉ việc tại cơ quan, cha tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc? Nếu đến tuổi nghỉ hưu cha tôi không được trợ cấp thôi việc thì cha tôi có thể nghỉ trước một năm để được hưởng trợ cấp thôi việc? Ưu, nhược của hai cách giải quyết trên khác nhau như thế nào? 

(N.T.Diem Linh)

- Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hằng tháng theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động đã sửa đổi, bổ sung, người lao động không được trợ cấp thôi việc (NĐ 44/2003/NĐ-CP).

Cách tính lương hưu:

Tỷ lệ lương hưu:

- 15 năm đầu đóng BHXH = 45%, từ năm thứ 16 trở đi mỗi năm thêm 2% (đối với nam) và 3% (đối với nữ). Tối đa không quá 75%.

Nghỉ trước tuổi, mỗi năm giảm 1%.

Lương bình quân khi nghỉ hưu:

- Hưởng theo thang lương nhà nước: mức bình quân tính theo thời điểm bắt đầu đóng BHXH:

• Trước ngày 1-1-1995: bình quân 5 năm cuối.

• Từ ngày 1-1-1995 đến 31-12-2000: bình quân 6 năm cuối.

• Từ ngày 1-1-2001 đến 31-12-2006: bình quân 8 năm cuối.

• Từ ngày 1-1-2007: bình quân 10 năm cuối.

- Không hưởng theo thang bảng lương nhà nước: bình quân cả quá trình.

Cách tính trợ cấp thôi việc như sau:

Người lao động trước đây đã là công nhân, viên chức nhà nước nay vẫn làm việc ở đơn vị, thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian làm việc ở đơn vị đó;

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc x Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x 1/2.

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của sáu tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, gồm tiền công hoặc tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có).

Dựa trên cách tính nêu trên và căn cứ vào tình hình cụ thể của cha bạn, chúc bạn tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho mình.

Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC(Văn phòng luật sư Gia Khương)

Luật sư TỐNG VĨNH ĐỨC(Văn phòng luật sư Gia Khương)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên