19/08/2007 15:56 GMT+7

Giả thuyết về bức phù điêu lễ táng của Napoléon

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP, Libération)
TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP, Libération)

TTO - Nhật báo Libération số ra ngày 18-8-2007 đăng bài Napoléon: một bức phù điêu chọc ghẹo bảo tàng quân đội của Renaud Lecadre, tiết lộ bức phù điêu lễ táng ở Bảo tàng Quân đội trong điện Les Invalides không phải là Napoléon mà là đầu bếp của hoàng đế.

XDZPWkEp.jpgPhóng to
Chân dung Napoléon
TTO - Nhật báo Libération số ra ngày 18-8-2007 đăng bài Napoléon: một bức phù điêu chọc ghẹo bảo tàng quân đội của Renaud Lecadre, tiết lộ bức phù điêu lễ táng ở Bảo tàng Quân đội trong điện Les Invalides không phải là Napoléon mà là đầu bếp của hoàng đế.

Theo nhà sử học Bruno Roy-Henri, bức phù điêu lễ táng trong lăng mộ của Napoléon I (điện Les Invalides, Paris) không thể hiện gương mặt của hoàng đế. Bức phù điêu lễ táng thật sự của Napoléon được trưng bày ở Royal United Museum Service Institution (RUMSI) ở Luân Đôn từ 1947 đến 1973. Sau đó, bức phù điêu biến mất khỏi viện bảo tàng. Năm 2004, nó xuất hiện trở lại trong buổi đấu giá tại New York của nhà Christie’s và một người giấu tên đã mua được.

Cũng theo Bruno Roy-Henri, bức tranh Napoléon trên tàu Bellerophon do họa sĩ Anh Charles Locke Eastlake vẽ năm 1815, trên má trái của hoàng đế có một vết sẹo. Bức phù điêu tại RUMSI có vết sẹo này trong khi phù điêu tại điện Les Invalides thì không.

6RUfSXPT.jpgPhóng to 6lOMfYjf.jpg
Bức phù điêu của Napoléon tại Bảo tàng Quân đội Mộ của Napoléon trong hầm mộ Saint-Louis, điện Les Invalides

Bruno Roy-Henri cho rằng về mặt hình thái học, bức phù điêu lễ táng chính thức của Napoléon - sáng tác của bác sĩ Antomarchi (1780-1838) - đang trưng bày tại điện Les Invalides là không thể chấp nhận. Napoléon có xương hàm khỏe, đầu to và ngắn. Bức phù điêu được trưng bày không có những chi tiết này nên chỉ có thể là của một nhân vật khác.

Theo Libération, bức phù điêu tại điện Les Invalides có thể là của Cipriani Franceschi, đầu bếp của hoàng đế. Bruno Roy-Henri đề nghị dẹp bỏ bức phù điêu của Napoléon tại điện Les Invalides cũng như bản sao của nó tại nhiều bảo tàng trên nước Pháp vì nó không phải là gương mặt của hoàng đế trước lúc lâm chung.

Bộ Quốc phòng, cơ quan chủ quản của Bảo tàng Quân đội vẫn chưa có ý kiến về vấn đề này.

Câu chuyện “phù điêu và vết sẹo” có thể sẽ gây tranh luận và củng cố thêm giả thuyết Napoléon đã bị đầu độc ở Saint-Hélène. Giả thuyết này cho rằng thi hài được đưa về Pháp năm 1840 không phải là của hoàng đế mà là của người đầu bếp đã qua đời trước đó 3 năm.

TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH (Theo AFP, Libération)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên