Bất kỳ một sinh viên nghành xây dựng nào cũng biết là bê tông chịu lực nén rất tốt, và khả năng lực kéo rất yếu. Dầm cầu bê tông sau khi đúc đúng quy trình và chất lượng không thể gãy khi nâng lên bởi hai cần cẩu ở hai đầu, cho dù có vênh nhau cỡ nào.
Dầm bị gãy đôi mà hai đầu vẫn còn treo dính vào các thanh giằng gá thì chỉ có hai lý do: một là chất lượng dầm không đạt tiêu chuẩn thiết kế, hai là có ngoại lực tác động rất mạnh vào giữa thân dầm. Theo khảo sát của cá nhân tôi tại hiện trường thì khả năng thứ hai không thể xảy ra. Vì không có vật gì có ngoại lực đủ lớn để tác động vào giữa thân dầm.
Theo dõi sự kiện qua báo chí, là một kỹ sư xây dựng tôi đề nghị xem xét lại các vấn đề sau:
1. Thời điểm cẩu dầm vào vị trị có hợp lý hay không? Có thể dầm đã đưọc dịch chuyển sớm quá khi mà bê tông chưa phát triển đủ cường độ. Do đó khi được kéo theo phương ngang trên giá đỡ thì không có vấn đề gì, nhưng khi nâng hai đầu lên thì lực uốn phát triển cực đại ở giữa dầm gây ra gãy dầm (cũng có thể là do xoắn nếu đúng như mô tả của nhà thầu, nhưng khả năng cao nhất vẫn là do lực uốn gây ra bởi trọng lượng dầm)
2. Nên kiểm tra lại hàm lượng cốt thép trong dầm. Tôi vẫn không hiểu được tại sao dầm lại có thể gãy rời khi mà cốt thép vẫn còn đó. Nếu có nghi vấn về chất lượng thì tôi nghĩ là ở lượng thép, chứ không phải bê tông nếu như thời gian dưỡng hộ bê tông đạt yêu cầu cần thiết.
3. Phát biểu của ông Đỗ Ngọc Dũng sai về chuyên môn: bê tông chịu nén tốt và chịu kéo kém chứ không phải bê tông chịu lực kéo. Chính vì vậy mà mới có bê tông - cốt thép "kết hôn" với nhau trong kết cấu.
Đọc bài báo "Đề nghị giám định chất lượng dầm cầu gãy", tôi thật sự bất ngờ khi Ông Đỗ Ngọc Dũng - phó Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, đại diện chủ đầu tư tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương phát biểu "sự cố sập dầm cầu là rủi ro như một tai nạn lao động chứ không phải sai sót do kỹ thuật như sai về thiết kế, bản vẽ hay lún sụt". Ông Dũng còn nói rằng bản chất của bêtông rất giòn và nó chỉ chịu lực kéo, nếu hai đầu cẩu nâng lên bị vênh nhau sẽ xảy ra sự cố", liệu có chính xác chưa?
Việc giám sát thi công đã được thực hiện nghiêm túc chưa? Những vấn đề kỹ thuật hôm nay mới gặp phải đã được lường trước và huấn luyện cho công nhân chưa?
Tôi nghĩ không phải riêng tôi, còn rất nhiều người nữa đồng tình với ý kiến ông Phạm Sanh - chuyên gia ngành cầu đường là "Phải kiểm tra lại cả trụ và dầm cầu" để có một cây cầu thật sự hữu dụng cho tương lai chứ không phải là một cây cầu ... may nhờ rủi chịu.
Đề nghị giám định chất lượng dầm cầu gãyGãy dầm cầu đường cao tốc TP.HCM - Trung LươngMột nạn nhân trong vụ sập dầm cầu Chợ Đệm đã tử vongDầm cầu chứ phải đâu cành liễu?!TP.HCM: Rơi dầm cầu vượt qua sông Chợ Đệm
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận