![]() |
Cụ Mai Văiệt nam Khuê (73 tuổi) ở Tân Hội Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang) buồn rầu vì gà chết |
Hàng loạt người chăn nuôi vỡ nợ
Chị Nguyễn Thị Mai (48 tuổi) ở ấp Tân Thuận, xã Tân Hội Đông, huyện Châu Thành (Tiền Giang) òa khóc nức nở khi thấy chúng tôi. Hơn 4.500 con gà chỉ sau một tuần đã chết sạch. Chỉ tính riêng số tiền đầu tư con giống đã lên đến 220 triệu đồng. Trong số tiền này, gia đình chị Mai chỉ có hơn chục triệu, số còn lại vay ngân hàng 75 triệu, vay nóng bên ngoài và của người thân trong gia đình hơn 100 triệu. Nhà chị Mai thuộc diện nghèo của ấp Tân Thuận, căn nhà gần như xiêu vẹo sắp sập. Số gà chết trong ngày hôm nay là gần 1.000 con. Không có tiền, chị phải đi mua chịu 60 lít dầu hôi để thiêu gà.
Ở Long An, hầu như 100% hộ nuôi ở ấp Quyết Thắng, xã Khánh Hậu cũng lâm vào tình cảnh tương tự, đều bị cơn dịch gà này hoành hành. Trưởng ấp Quyết Thắng lắc đầu buồn bã: “Năm nay dân ấp tôi vỡ nợ lớn vì tất cả các hộ nuôi gà đều cầm cố đất đai để vay tiền”.
Không phải dịch cúm gà!
Đó là xác nhận của thạc sĩ Nguyễn Trúc Hà - phó phòng chẩn đoán dịch tễ của Trung tâm Thú y vùng (TP.HCM) - vào lúc 18g30 ngày 2-1 sau khi đã đi khảo sát ở Long An và Tiền Giang trở về. Ông cho biết: “Qua thu thập thông tin tại nơi xảy ra dịch bệnh và phân tích triệu chứng bệnh tích thì cho đến thời điểm này chưa có bằng chứng nào cho thấy đàn gà ở đây bị dịch cúm, một loại bệnh lây lan nguy hiểm hiện nay, mà đó chỉ là triệu chứng của bệnh tụ huyết trùng. Tuy nhiên để khẳng định chính xác, chúng tôi còn phải chờ kết quả xét nghiệm từ phòng thí nghiệm, dự kiến ngày 5-1 sẽ có kết quả”.
![]() |
Anh Chín Cơ, ấp Tân Thuận, Tân Hội Đông, Châu Thành (Tiền Giang) đang thiêu gà chết. |
Cơ quan chức năng vào cuộc
Chiều 2-1, Chi cục Thú y Long An đã có công văn gửi Cục Thú y, UBND tỉnh và các cơ quan đơn vị khác đề nghị phối hợp để xử lý tình trạng gà chết, tránh lây lan và ảnh hưởng môi trường. UBND tỉnh cũng đã có chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường kiểm dịch, xử lý số thương lái mua gà chết ở chợ hoặc trong thôn xóm tuồn đi các nơi để tiêu thụ.
Trong những ngày qua, bộ phận kiểm dịch và thanh tra thú y Long An phối hợp với các đơn vị khác đã tiến hành tịch thu trên 10.000 con gà chết được người dân và thương lái làm thịt mang đi tiêu thụ. Một số đối tượng khi bị lực lượng chức năng kiểm tra đã “bỏ của chạy lấy người”. Tại Tiền Giang, chi cục thú y phối hợp với quản lý thị trường cũng đã tiến hành bắt và xử lý mười trường hợp bán gà chết ở chợ quê, tiêu hủy trên 300 con.
Ông Ngô Văn Hoàng - giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng Long An - cho biết: để xử lý số gà chết, ngành cũng phối hợp với thú y và chính quyền địa phương thu gom và xử lý bằng cách chôn. Ngành phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở những nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể; phối hợp với ban quản lý các chợ tiến hành kiểm tra các sạp chợ buôn bán gà vịt nghi ngờ bị chết để có biện pháp kịp thời.
Bên cạnh đó cũng tăng cường công tác truyền thông giáo dục, cảnh giác người dân không mua gà đã qua chế biến, gà giá rẻ, gà bày bán ngoài thị trường có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng. Trả lời câu hỏi liệu có sự lây lan bệnh giữa gà chết qua người không, ông Hoàng cho rằng vì hiện nay chưa tìm được nguyên nhân bệnh của gà nên không thể xác định được loại virus gì gây bệnh và có lây lan cho con người hay không.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận