H. được người đi đường đưa đi cấp cứu. Kết quả chụp phim X-quang, các bác sĩ cho biết H. bị đứt gân gót Achille bên phải, H. được cho nhập viện để mổ cấp cứu nhằm khâu gân bị đứt.
Gân Achille, hay còn gọi là gân gót, là gân tương đối lớn trong cơ thể, có nhiệm vụ giúp đẩy cơ thể về phía trước khi chạy nhảy. Khi bệnh nhân đứt gân gót được cứu chữa sớm, cổ chân duỗi được (mu chân đưa gần cẳng chân), song không thể gấp được tức là không đổ thẳng bàn chân được.
Khi bệnh nhân đến muộn, chỗ đứt liền sẹo tự nhiên, bệnh nhân gấp duỗi cổ chân song không thể gấp bàn chân chống được sức cản. Khi đứng lên không thể nhón cao gót chân, nhất là khi đứng tì lên bàn chân đau, không thể nhón gót được (co chân lành).
Nếu bệnh nhân đến sớm trước 12 giờ thì bác sĩ sẽ khâu gân đứt, khâu che gần và tổ chức cạnh gân, khâu kín da, không thể để gân dính da, bó bột gấp đổ bàn chân sáu tuần. Đến muộn vết thương nhiễm khuẩn phải điều trị cho hết nhiễm khuẩn chờ vết thương khô hẳn rồi mới mổ gân, lúc này gân đứt co rút, thường mổ tạo hình kéo dài gân. Bất động ở cổ chân sáu tuần.
Đứt gân gót Achille luôn là nỗi ám ảnh của cầu thủ bóng đá. Chỉ với cú rướn người nỗ lực cứu bóng có thể làm gân gót Achille bị đứt. Không chỉ có đá bóng mới bị mà còn nhiều nguyên nhân khác như bị chém, tai nạn giao thông, đứt dây thùng gánh nước, đứt do phoi của máy tiện.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận