31/08/2004 05:00 GMT+7

Dược phẩm nhập khẩu song song: không đơn giản!

KIM SƠN
KIM SƠN

TT - Tháng 5-2004, Bộ Y tế chính thức có quyết định cho phép nhập khẩu song song (NKSS) với mục đích góp phần bình ổn thị trường, chống tình trạng một số công ty độc quyền khuynh đảo trên giá thuốc tại thị trường VN.

KcDv9n3c.jpgPhóng to
Sản xuất dịch truyền tại Công ty Otsuka OPV. Đây là một trong 13 cơ sở 100% vốn đầu tư nước ngoài tại VN đạt tiêu chuẩn GMP
TT - Tháng 5-2004, Bộ Y tế chính thức có quyết định cho phép nhập khẩu song song (NKSS) với mục đích góp phần bình ổn thị trường, chống tình trạng một số công ty độc quyền khuynh đảo trên giá thuốc tại thị trường VN.

Sau hơn ba tháng cho thấy NKSS không đơn giản, chỉ Công ty Dược phẩm trung ương 2 (Coduphar) nhập được 24 mặt hàng. Xem ra việc bình ổn giá thuốc trong thời “hậu” Zuellig Pharma VN (ZPV) vẫn còn nhiều trắc trở.

Nhập khẩu song song: không dễ!

Giữa tháng 6-2004 với danh sách từ 28 bệnh viện (BV) sử dụng 270 mặt hàng thuốc do ZPV phân phối, Sở Y tế TP.HCM đã triệu tập các công ty trực thuộc sở và trung ương trên địa bàn để triển khai các biện pháp tìm nguồn thuốc cho BV, tập trung vào thuốc dùng điều trị trong nội trú.

Hai đơn vị trực thuộc sở là Sapharco, Yteco và Công ty Dược phẩm trung ương 2 (Coduphar) hứa sẽ đảm trách tìm nguồn cho 270 mặt hàng này cho các BV. Nhưng đến nay chỉ Công ty Coduphar nhập được 24 mặt hàng với số lượng ít, có loại chỉ 20 hộp, cao nhất 5.000 hộp. Đa số hàng nhập từ Tây Ban Nha, giá nhập thấp hơn các mặt hàng ZPV đang bán ra 17 - 220%.

So sánh (xem bảng) cho thấy một số mặt hàng giá nhập thấp hơn rất nhiều so với ZPV bán ra, nhưng vì sao Coduphar không tính lãi ở mức vừa phải 10-20% để kéo giá xuống? Theo một cán bộ của công ty, vì sợ “mua gom” nên phải duy trì giá bán buôn ở mức chênh lệch khoảng 10-50% tùy mặt hàng, đương nhiên giá bán lẻ cũng sẽ tự giảm xuống.

Tên thuốc,hàm lượng

Giá nhập +VAT+thuế nhập khẩu

Giá bán Coduphar (có VAT)

Giá bán ZPV (có VAT)

Ceclor 250mgAugmentin 250mg/62.25mgAdalat retard 20mgNimotop 30mgTienam 500mgZantac 5ml

7.787,43đ/viên5.007,1đ/gói

2.094,75đ/viên5.161,8đ/viên276.735,9đ/ống7.867,22đ/ống

9.190đ7.338đ

3.200đ10.638đ315.770đ16.548đ

11.008,38đ8.758,31đ

4.646,25đ14.149,8đ336.609đ25.193,8đ

Thuốc KSS dùng trong điều trị nội trú tuy giá thấp hơn ZPV nhưng rất khó vào BV. Một số BV phải tiếp tục thực hiện hợp đồng với công ty cũ trong đấu thầu cũng vẫn tái diễn cảnh cũ: Cefatam 1g chích (Cefotacxim) Hàn Quốc giá 12.000 đồng /lọ vẫn rớt thầu, trong khi một công ty TNHH bỏ giá 38.000 đồng/lọ lại trúng thầu.

Tại một BV có bốn công ty cùng trúng thầu Cefuroxim 750mg, nhưng BS không dùng loại 29.600 đồng/lọ mà dùng loại 40.000 đồng lọ, nguyên nhân do... công ty không có người đi trình dược! Zantac 50mg/5ml giá rẻ nhưng BS “chê” vì loại 50mg/2ml chích nhanh hơn.

Việc tìm nguồn hàng ngày càng khó khăn, một số công ty dược nước ngoài có văn phòng tại VN đã thông báo cho công ty mẹ ở nước ngoài để kiểm tra số lượng và hạn chế số lượng, có loại đã đặt mua 10.000 hộp, nhưng họ chỉ bán 3.000đ. Thuốc chữa ung thư G. , dù đã có giấy phép NKSS nhưng sau đó họ từ chối không bán với lý do “chỉ cung ứng cho BV tại Tây Ban Nha và điều tiết cho BV tại VN thông qua ZPV”!

Thử vào mạng của Cục QLD VN có thể thấy tình hình nhập khẩu tiếp tục còn rất nhiều vấn đề: cho nhập cả thuốc giảm đau, vitamin... mà thị trường sản xuất trong nước đã đầy ắp.

Một cán bộ ở Cục QLD cho rằng NKSS là con dao hai lưỡi - đặc biệt với mặt hàng thuốc lại càng nguy hiểm, nếu các doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận thì dễ dẫn đến nhập thuốc kém chất lượng.

Các doanh nghiệp thì đặt câu hỏi ngược lại Cục QLD: vì sao thuốc nước ngoài có số đăng ký hẳn hoi, mà vừa qua có quá nhiều lô kém chất lượng bị phát hiện đình chỉ lưu hành?

Đánh “du kích” hay bám lưng anh khổng lồ?

Giám đốc một công ty XNK cho biết công ty đã xin NKSS 10 mặt hàng, được Cục Quản lý dược (QLD) duyệt 3 nhưng chưa dám nhập vì nguồn hàng từ Ấn Độ, Pakistan (chữ viết ngoằn ngoèo) nên sợ khó bán. Ông cho rằng NKSS chỉ là giải pháp tình thế, đánh “du kích” may ra chỉ được vài chuyến, khi công ty nước ngoài biết thì họ gây sức ép, bít nguồn hàng.

Bộ Y tế chỉ mới chặt cành là ZPV “con” ở VN, còn gốc của nó là “Zuellig mẹ” ở Singapore đã nắm độc quyền phân phối ở khu vực châu Á nên mọi sự điều hành từ chọn đối tác nhập khẩu ủy thác, khuyến mãi, làm giá, nâng giá, thậm chí phá giá khi biết có hàng NKSS về. Dù sao, biện pháp cho NKSS vẫn là biện pháp tốt để chống độc quyền và ép giá ở VN, buộc ZPV phải giảm giá một số mặt hàng.

Dược sĩ Z. phụ trách kinh doanh của một công ty XNK cũng nói: “NKSS không sai luật nhưng giống như “đánh du kích”, “đánh lén” và khi anh khổng lồ dùng biện pháp hạ giá vài chuyến thì có nguy cơ lỗ nặng. Đến nay chúng tôi chưa NKSS vì không muốn “sứt mẻ” tình cảm với công ty đa quốc gia”. Như vậy, phải thấy rằng chuyện làm giá, đẩy giá lên quá cao thì chưa hẳn một mình Zuellig Pharma VN làm được mà có cả bàn tay từ công ty sản xuất dược nước ngoài và Zuellig tại Singapore.

Cho đến thời điểm này, các giải pháp bình ổn giá vẫn như sợi chỉ mỏng manh bay lơ lửng. Giá thuốc vẫn ở đỉnh cao. Một kẽ hở lớn trong qui định hiện nay là do không bắt buộc in dán giá bán lẻ lên vỏ hộp nên hàng có số đăng ký, chưa số đăng ký, NKSS... muốn bán giá nào tùy thích.

KIM SƠN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên