06/12/2009 02:52 GMT+7

Đừng xem thường kiến thức trong trường học

BRIAN O'REILLY(người Úc, giám đốc phụ trách chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và quản trị cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam)
BRIAN O'REILLY(người Úc, giám đốc phụ trách chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và quản trị cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam)

TT - Tôi thật sự ấn tượng vì những bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong tám năm qua. Bạn thấy đấy, nền kinh tế Việt Nam ngày một phát triển và đất nước đang mở cửa đón chào những cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh từ nước ngoài.

Đời sống người dân Việt cũng ngày một cải thiện: nhà hàng, khách sạn, khu giải trí, mua sắm, đại lý du lịch... đua nhau mọc lên để phục vụ những nhu cầu ngày một nâng cao của người dân Việt.

DNStzkbD.jpgPhóng to
Ông Brian O’Reilly trong một tiết dạy cho sinh viên VN - Ảnh do nhân vật cung cấp

Đặc biệt, dưới góc nhìn của một chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tôi thấy các bạn trẻ Việt Nam được tiếp cận rất nhiều cơ hội tốt để phát triển kiến thức và năng lực bản thân nhằm đạt được những thành quả trong nghề nghiệp tương lai.

Cụ thể như ở nơi tôi công tác, tôi thật sự tự hào khi thấy nhiều sinh viên giỏi, có tham vọng mà tôi đã trực tiếp giảng dạy đang nắm giữ những vị trí hết sức quan trọng tại các tập đoàn đa quốc gia, các ngân hàng và tổ chức kinh doanh lớn trên khắp cả nước như: Unilever, P&G, Colgate, HSBC, Standard Chartered Bank...

Các bạn thật sự đã chứng tỏ mình là những con người có triển vọng, có chí cầu tiến, có cái nhìn toàn diện về những cơ hội tại Việt Nam trong tương lai và học tập chăm chỉ, nghiêm túc để nắm bắt những cơ hội đó.

Tuy nhiên, tôi thấy tiếc khi một bộ phận sinh viên chưa có được cái nhìn đúng đắn về tương lai, về những cơ hội đang rộng mở với họ. Họ chưa biết trân trọng những kiến thức chuyên môn và kỹ năng đào tạo tại trường, biểu hiện qua những hành vi như thường xuyên trốn học, ỷ lại vào các bạn khác khi làm việc nhóm, quay cóp khi làm đề án và làm bài thi...

Có những bạn trẻ, dù rất triển vọng, lại cho rằng kiến thức học tại trường chỉ là lý thuyết suông, do đó việc học tại trường thật sự chỉ vì bằng cấp, vì “hợp thức hóa” mục nền tảng giáo dục trong một mẫu đơn xin việc...

Do đó họ chỉ học qua loa hòng đạt những mức điểm trung bình, trong khi dành phần lớn thời gian làm những công việc lặt vặt bên ngoài. Để rồi thành tích học tập của nhiều người rất bình thường và kinh nghiệm cũng chẳng tích lũy được bao nhiêu do thiếu sự đầu tư thời gian nghiêm túc.

Các bạn có cả một đời để làm việc! Trong khi việc học tại đại học để bồi dưỡng kiến thức chỉ diễn ra trong 3-4 năm ngắn ngủi, và đây là sự đầu tư lớn cho tương lai. Tấm bằng đại học với những điểm số tốt mà các bạn gặt hái được từ sự đầu tư về thời gian và công sức sẽ minh chứng cho các nhà tuyển dụng về một đội ngũ lao động có trình độ và năng lực, sẽ là bàn đạp vững chắc giúp các bạn nắm bắt những cơ hội trong tương lai. Do đó, thiết nghĩ các bạn sinh viên không nên vì những lợi ích trước mắt mà quên đầu tư cho tương lai của chính mình.

Việt Nam có viễn cảnh phát triển hết sức tươi sáng. Ở đây cơ hội thành công cho những tài năng trẻ với thái độ tích cực, với tham vọng vươn đến đỉnh cao là không hề thiếu. Điều quan trọng là bạn đã thật sự sẵn sàng chưa?

* HOÀNG THANH HẰNG (giảng viên Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM):

Với sinh viên, việc học quan trọng nhất

Tôi nghĩ đã là sinh viên thì chắc chắn các bạn có một tầm nhìn nhất định, và việc đi làm thêm của nhiều sinh viên chắc phải có một lý do nào đó. Tuy nhiên, tôi không đồng ý nếu phát hiện sinh viên của mình mải lo kiếm việc mà xem nhẹ việc học, vì đối với sinh viên việc học vẫn quan trọng nhất.

* LÊ THU HƯƠNG (du học sinh):

Đừng quá ham làm việc ngoài giờ học

Tôi thấy sinh viên VN khi ở quê nhà cũng không làm thêm nhiều lắm, nhưng khi ra nước ngoài hầu hết đều rất ham làm việc ngoài giờ học. Tuy quy định của hầu hết quốc gia đều chỉ cho sinh viên làm thêm 20-28 giờ/tuần và khuyến cáo chỉ nên làm vào cuối tuần, nhưng khá nhiều người đã làm tới hơn 40 giờ/tuần. Kết quả dĩ nhiên là họ mệt mỏi khi đến trường và đuối dần, nhiều người thậm chí phải bỏ học do bị nợ môn học quá nhiều.

* NGUYỄN ANH TUẤN (sinh viên năm 4 Trường đại học Y dược TP.HCM):

Đừng chạy theo đồng tiền

Tôi đã nhiều lần thấy bạn bè học hành ngày một sa sút do mải chạy theo việc làm. Những người này cho rằng kiến thức thì trước sau gì rồi cũng học được vì có sách là có tất cả, họ không hề biết rằng có những kiến thức rất quan trọng nhưng chỉ truyền đạt được bởi giảng viên.

Hổng kiến thức càng nguy hiểm khi kiến thức của sinh viên y khoa chúng tôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng con người. Vì vậy tôi mong các bạn sinh viên hãy chăm chỉ hơn trong việc học và nên dành giờ nào việc đó, đừng chạy theo đồng tiền mà quên mất vai trò của mình.

...................................

Ý kiến bạn đọc:

* Tôi là sinh viên nên tôi cũng rất hiểu rõ những mâu thuẫn của các bạn SV chúng ta bây giờ giữa kiếm tiền và đi học.

Nhiều bạn muốn kiếm tiền để có thể phụ giúp gia đình hoặc để dành để thực hiện những ước mơ khi các bạn ra trường, nhưng nhiều bạn không khó khăn vẫn không thật sự xác định mục tiêu chính của mình là việc học.

Kiếm tiền chỉ là mục đích phụ. Tôi đã từng chứng kiến bạn tôi đã bỏ nhiều tiền ra để đóng học phí cho một học kì vậy mà bạn đó lại thường xuyên vắng học. Đơn giản chỉ vì lý do đi làm thêm.

Vấn đề ở đây không phải là tiền bạc mà đó là ý thức và xác định mục tiêu của mỗi sinh viên chúng ta khi còn ngồi trên giảng đường đại học. Chúng ta phải hiểu rõ những giá trị kiến thức trong trường học vì đó sẽ là hành trang giúp ta tự tin trong công việc và trong cuộc sống sau này.

* Tôi cũng là một sinh viên và đứng trên quan điểm của mình tôi cho rằng việc học hiện tại là quan trọng nhất. Tuy nhiên sinh viên ngày nay cũng có nhiều hoàn cảnh khác nhau, có những người có điều kiện học rất tốt nhưng cũng có những người gia đình thực sự khó khăn, họ phải đi làm thêm để trang trãi cho cuôc sống hằng ngày và việc học.

Tôi cũng đã và đang đi làm thêm vì hoàn cảnh gia đình khá khó khăn nhưng điều tôi muốn nói ở đây là các bạn không nên lạc lối trong những quyết định của mình. Các bạn nên xác định cho mình một mục tiêu rõ ràng và kiên định, làm thêm là một viêc tốt nhưng cần phải cân bằng giữu việc học và đi làm.

Không ai có thể phủ nhân được vai trò quan trọng của việc giảng dạy tại trường đai học, nó như là chiếc cầu nối để cho chúng ta bước tiếp vào đời. Nhiều bạn sinh viên cho rằng miễn sao có tấm bằng sau khi ra trường là được mà không cần biết là trong tấm bằng đó mình thuộc loại gì bởi vậy không cần phải học và miễn sao học qua đủ các môn trong trường đại học mà thôi.

Hơn nữa sinh viên cho rằng có thể học được những kiến thức đó trong thực tế, đó là một quan niệm sai lầm. Trên quan điểm của tôi, các yếu tố để cho bạn trẻ chúng ta thành công trong xã hội ngày nay là trình độ chuyên môn có được từ ghế nhà trường, khả năng noại ngữ, kĩ năng giao tiếp hay xây dựng mối quan hệ - phải làm sao cho kết quả của các mặt này là bằng nhau.

BRIAN O'REILLY(người Úc, giám đốc phụ trách chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ và quản trị cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên