04/10/2010 07:30 GMT+7

Đừng làm dạy thêm trở nên xấu xí!

PHÙNG HI (giáo viên toán)
PHÙNG HI (giáo viên toán)

TT - Hàng trăm bạn đọc đã gửi thư chia sẻ các nội dung liên quan đến bài viết “Không học thêm không xong” (Tuổi Trẻ 2-10). Trong đó, nhiều giáo viên, phụ huynh khẳng định thực tế có nhiều giáo viên dùng áp lực buộc học sinh học thêm, làm hoạt động này trở nên méo mó.

Không học thêm không xong:

nvijKC4O.jpgPhóng to
Học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, Q.3, TP.HCM ra về sau khi học thêm tại trường này (ảnh chụp lúc 19g ngày 30-9) - Ảnh: Như Hùng

Không học thêm sẽ bị thầy cô “đì”?Không học thêm không xong

* Việc học thêm không có gì là xấu. Nhưng tiếc thay, nhiều giáo viên lại làm cho việc dạy thêm học thêm trở nên xấu xí. Đôi lúc tôi thấy học sinh muốn tham gia các hoạt động xã hội, tham gia các hoạt động văn thể mỹ nhưng vì sợ nghỉ học thêm bị “đì” nên đành cắm đầu cắm cổ đi học thêm.

Làm giáo viên, thấy được nội tình thế này, tôi cũng đau lòng. Tôi chỉ mong sao dạy thêm có tổ chức chung, giáo viên nào cũng được giải quyết dạy thêm theo giờ đăng ký trước, học sinh được chọn giáo viên theo thời khóa biểu, lúc đó ai dạy “xấu xí” sẽ không có người học.

Võ Nu (nutadao@...)

Học sinh mất niềm tin

* Việc những giáo viên gây áp lực để ép buộc học sinh học thêm sẽ đưa đến nhiều hệ lụy. Học sinh với cảm giác bị ép buộc học thêm sẽ mất hết lòng tin vào thầy cô, những người lẽ ra phải tạo được hình ảnh cao thượng của nhà giáo. Học sinh sẽ có xu hướng ỷ lại vì đã bỏ tiền ra để học thêm thì đương nhiên đạt được điểm tốt do hướng ra đề bài kiểm tra đã được luyện trong giờ học thêm.

Dần dần hình thành ý thức rằng nếu có tiền sẽ giải quyết được mọi vấn đề và học sinh không học được tính trung thực.

Thầy cô dạy thêm bắt buộc phải “chỉ” trước hướng ra đề thi không hẳn vì họ không trung thực và không công bằng, mà vì họ không đủ dũng cảm để đối mặt với áp lực của phụ huynh trong trường hợp học sinh học thêm mà không đạt được điểm tốt khi làm bài. Phụ huynh cũng chỉ ỷ lại vào đồng tiền đã bỏ ra để đòi hỏi con mình phải có điểm tốt mà không nghĩ rằng nếu con em mình không chịu học hành nghiêm túc thì điểm có tốt bao nhiêu cũng chỉ là điểm ảo.

Sự thật ở đây sẽ bị khỏa lấp. Những hệ lụy kể trên có ảnh hưởng nhất định đến hành vi, suy nghĩ của con người trong xã hội và góp phần làm cho xã hội trở nên khó đi vào nề nếp, khó kiểm soát.

La Hồng (lahong@...)

Theo bạn, học sinh học thêm là vì:
Không học thêm sẽ bị thầy cô giáo "đì" Ba mẹ bắt ép Thấy mọi người học nên mình phải học Học để có thêm kiến thức Tất cả các lý do trên

* Nếu chỉ học sinh yếu kém hay trung bình tự giác học thêm để nâng cao trình độ thì không có gì đáng nói, mà còn phải khuyến khích. Nhưng ở TP.HCM, rất nhiều trường hợp học sinh giỏi vẫn “bị” học thêm chung với các bạn trung bình ở nhà cô giáo. Giáo viên có nhiều cách để bắt học sinh học thêm với mình.

Tại một trường ở Q.Bình Thạnh, giáo viên dạy toán, tiếng Anh khi vào lớp đã yêu cầu học sinh ngồi thành hai nhóm, một nhóm có học thêm với mình, một nhóm không học thêm, khi ra đề kiểm tra thì chỉ những em nào có học thêm mới được điểm cao.

Học thêm chính đáng là rất tốt, nhưng ép học sinh phải học thêm vừa làm mất thời gian của học sinh, vừa tạo tâm lý coi thường thầy cô cho học sinh.

Thế Minh (lethemin@...)

Không biết có ích hay không

* Tôi có một người chị ruột dạy tiểu học tại một trường ở thành phố lớn. Chị dạy thêm tại nhà hầu hết thời gian ngoài giờ lên lớp. Nhiều khi tôi cũng thắc mắc với chị vì sao phải dạy thêm khi học sinh học rất khá (tôi có đến chơi và kiểm tra sơ bộ một vài em). Chị nói thẳng lương giáo viên so với cuộc sống bây giờ làm sao sống nổi. Như vậy, chị vẫn biết việc dạy thêm là thừa nhưng vẫn dạy.

Chị nói trong 30 học sinh chị dạy thêm chỉ có khoảng 3-4 em là cần học thêm thôi. Còn lại theo chị chẳng cần phải học, vì hầu như toàn bộ đều đủ khả năng hiểu bài tại lớp và cũng hết khả năng (sức khỏe) để học thêm.

Phan Thế Hải (anphanthehai@...)

Phải cải cách thi cử

Mặc dù hiện nay xã hội lên tiếng nhiều về việc học thêm do sự ép buộc của giáo viên và cha mẹ, nhưng tôi nghĩ bên cạnh đó có rất nhiều học sinh có nhu cầu học thêm thật sự và không ít giáo viên dạy thêm thực chất nhằm phục vụ việc thi cử của các em, đó là cách kiếm thêm thu nhập chính đáng cần được khuyến khích.

Còn nếu muốn chấm dứt dạy thêm thì theo tôi chỉ có một con đường là cải cách thi cử, cải cách đề thi, mở rộng đầu vào các trường ĐH, thắt chặt đầu ra để kiểm soát chất lượng ĐH. Khi nào vẫn chưa làm được điều này thì tình trạng dạy thêm học thêm còn tiếp diễn dài dài. Cấm đoán hay chế tài đều thể hiện sự bất lực của cơ quan chức năng và các nhà quản lý giáo dục.

Nguyễn Chí Linh (chilinhdbdh@...)

* Tôi dạy thêm hai lớp đều theo kiểu học sinh đề nghị dạy. Và thế là tôi cũng như mọi giáo viên đều làm sai với cái quy định cho có: không được dạy thêm học sinh đang học trên lớp chính khóa của mình.

Mỗi lớp tôi dạy ba buổi tối, vị chi sáu buổi, chiếm hết tất cả các buổi tối trong tuần. Xét về mặt thể lực thì chẳng mệt nhọc gì lắm, nhưng mệt vì tâm lý. Bởi lúc thiên hạ đang nghỉ ngơi, mình phải ráng kiếm thêm tiền và xem chừng chẳng có cơ sở nào đánh giá việc đang làm của mình có ích, đem lại tiến bộ thực chất trong học tập của học sinh.

Chưa hết, tôi còn cảm giác như học trò bỏ tiền thuê mình làm bài tập mà lẽ ra đó là trách nhiệm không thể lẩn tránh của người đi học. Sau 19g, tôi về nhà ngồi ăn cơm một mình vì vợ con đã ăn trước, lòng canh cánh lo nhiều thứ.

PHÙNG HI (giáo viên toán)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên