Đây là mô hình do sinh viên Đại học Kiến trúc TP.HCM sáng chế, tổng kinh phí thực hiện dự án là 200 triệu đồng. Mô hình “Thùng rác sinh học” dùng giun quế xử lý rác thải hữu cơ cho thân cây thanh long, giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải là xác cây thanh long sau vụ thu hoạch. Ngoài ra, mô hình còn giúp giảm chi phí nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân với việc phân giun được dùng để bón cây và xác giun sau khi hết vụ sẽ được bán làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.
Hệ thống thùng rác sinh học gồm 2 khay xếp chồng lên nhau, liên kết cố định bởi hệ thống khung bên ngoài, kích thước 1.200x800x300mm. Dưới mỗi khay đều có một lớp lưới kẽm đan vuông (5mm) để giun dễ dàng di chuyển qua lại giữa 2 khay. Thùng chứa được 0,3m3 rác hữu cơ, có thể giải quyết được khối lượng rác thanh long của 40 cây/năm.
Trước đây, việc xử lý rác cây thanh long là mối lo của nhiều nông dân, vì nếu để xác cây thanh long tự phân hủy sẽ mất thời gian khá lâu và ô nhiễm môi trường. Mô hình khép kín này được ứng dụng tại địa phương không những giải quyết được vấn đề xử lý rác cây thanh long mà còn giúp nông dân có thêm thu nhập. Hơn thế nữa, chi phí đầu tư mô hình ban đầu hợp lý và cách vận hành đơn giản giúp bà con nông dân dễ dàng triển khai tại vườn nhà mình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận