01/01/2010 15:07 GMT+7

Dụng cụ nào hỗ trợ bệnh nhân bị mù màu?

BS LÊ THÚY TƯƠI
BS LÊ THÚY TƯƠI

TTO - Người yêu em bị khuyết sắc (một dạng của mù màu). Anh ấy phân biệt yếu các màu xanh lá cây, vàng và đỏ. Em có đọc thông tin trên mạng thấy có nói hiện có loại kính dành cho người bị rối loạn sắc giác. Em không biết có đúng không? Nếu có thì em có thể mua ở đâu?

E9zzVpUz.jpgPhóng to
Ảnh minh họa từ internet
TTO - Người yêu em bị khuyết sắc (một dạng của mù màu). Anh ấy phân biệt yếu các màu xanh lá cây, vàng và đỏ. Em có đọc thông tin trên mạng thấy có nói hiện có loại kính dành cho người bị rối loạn sắc giác. Em không biết có đúng không? Nếu có thì em có thể mua ở đâu?

Thùy Anh (TPHCM)

- Trả lời của phòng mạch online:

John Dalton (1766-1844), nhà vật lý học đặt nền móng cho lý thuyết nguyên tử và chính ông tự phát hiện mình không phân biệt được màu đỏ và xanh. Sau này một số nhà khoa học lấy tên ông đặt cho bệnh mù màu là bệnh Dalton.

Người phương Đông bị mù màu ít hơn phương Tây. Nếu so sánh về giới thì nam mắc bệnh mù màu gấp hơn hai lần phái nữ. Bạn sẽ thắc mắc “tại sao người yêu lại bị mù màu xanh lá cây, vàng và đỏ?”. Bệnh này có liên quan đến gen. Có thể do di truyền, con trai nhận gen lặn từ mẹ mình, có thể do đột biến trong quá trình mang thai.

Trong võng mạc mắt, nơi tiếp nhận màu sắc để chuyển thông tin về não có một loại tế bào thần kinh giống hình cái nón nên gọi là tế bào nón. Chúng nhận dạng được ba màu đỏ, xanh lá cây và xanh da trời. Có một số người những tế bào nón ở võng mạc không có nên không cảm nhận được màu sắc, vì thế mới gọi là mù màu. Có khi các tế bào nón còn đó nhưng lại bị rồi loạn cảm nhận ánh sáng, không phân biệt được màu cũng xếo chung vào mù màu.

Hiện nay việc điều trị bệnh mù màu vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu. Các nhà khoa học ở Đại học Washington (Mỹ) dùng biện pháp cấy hàng triệu gen nhận biết màu của người vào con khỉ mù màu thì thấy sau bốn tháng chúng đã có thể nhận biết tương đối về màu. Đó là một hướng. Hướng thứ hai là các nhà khoa học ở Đại học Michigan (Mỹ) dùng những tế bào ở rìa giác mạc nuôi cấy rồi ghép chúng vào giác mạc để khắc phục tình trạng mù màu.

Hướng thứ ba là dùng tế bào gốc hoặc lấy từ tủy xương hay lấy từ tế bào máu cuống rốn đã được lưu trữ trong “Ngân hàng cuốn rốn”, tách được những tế bào võng mạc ra và tiêm vào máu để chúng đi đến võng mạc.

Cả ba hướng nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.

ChromaGen là một hệ thống đã được Cơ quan Quản lý thực - dược Hoa Kỳ (FDA) cho phép lưu hành để hỗ trợ những người bị rối loạn nhận thức màu sắc như khó phân biệt giữa màu đỏ với màu xanh lục, hiện có màu xanh lam với màu vàng.

Bộ ChromaGen Diagnostic cần thiết để chẩn đoán thiểu năng nhận biết màu sắc gồm các kính lọc màu (Haploscopic Filters) và 25 kính áp tròng chất lượng cao thử nghiệm cùng màu với kính lọc, cung cấp sự lựa chọn độ sai lệch màu sắc và đường kính thích hợp để đảm bảo khả năng điều chỉnh tối ưu. Kính chỉ định dùng cho từng mức độ bệnh của người bị loạn sắc nên không thể sử dụng chung với người khác.

Các dụng cụ thuộc hệ thống ChromaGen có trên thị trường dưới dạng kính đeo hoặc kính áp tròng và được phân phối theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Bạn có thể liên hệ Bệnh viện Mắt TP.HCM để được khám, chẩn đoán chính xác và hướng dẫn sử dụng cụ thể hơn.

Bạn có những thắc mắc về sức khỏe mình mà không biết hỏi ai. Bạn cần được tư vấn những thắc mắc về sức khỏe của mình, của người thân... Phòng mạch online của Tuổi Trẻ Online sẽ giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến địa chỉ email: tto@tuoitre.com.vn.

Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode). Chân thành cảm ơn.

B.CHÂU thực hiện

BS LÊ THÚY TƯƠI
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên