![]() |
* Thị trường HK được coi là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng tốt trong thời gian qua, những mặt hàng nào đang có cơ hội tại thị trường này, thưa ông?
- Ngoài những mặt hàng đã có thế mạnh tại thị trường này như giày dép, may mặc, hải sản..., thời gian qua mặt hàng dây và cáp điện được coi là có tiềm năng nhất. Một mặt hàng khác cũng được các nhà nhập khẩu HK quan tâm đó là cá tra và cá ba sa.
Vừa rồi thương vụ đã giới thiệu Tập đoàn Vũ Phong, một tập đoàn nhập khẩu hàng thủy sản lớn thứ hai ở HK, đến các tỉnh ĐBSCL tìm đối tác để nhập khẩu các mặt hàng cá sang HK. Các mặt hàng thực phẩm khác như giò lụa, chả, chả giò... cũng được nhiều nhà nhập khẩu HK ưa chuộng. Sau các chuyến khảo sát tại VN, họ đã chuyển cho thương vụ hàng loạt bao bì, nhãn hiệu các loại thực phẩm này để nhờ chúng tôi liên lạc giúp họ đưa hàng sang HK.
Trong nhiều năm qua, lần đầu tiên hàng hóa VN đã thâm nhập vào hệ thống siêu thị ở Macau. Một hệ thống gồm 13 siêu thị ở đây và vài siêu thị ở Chu Hải (khu kinh tế mới ở bờ Đông Trung Quốc - TQ) bước đầu đã nhận tiêu thụ các loại gạo, xúc xích, cá ba sa, cá tra, mực khô, nem, chả giò, chả giò rế...
Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm này là khá lớn nhưng nhiều nhà nhập khẩu HK phàn nàn tình trạng khó liên lạc với các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu của VN và khi muốn mua hàng với số lượng lớn lại không có!
Vừa rồi thương vụ đã giới thiệu cho các nhà nhập khẩu HK danh sách bảy công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm đồ lưu niệm cũng quảng cáo khá lớn trong danh bạ những trang vàng, nhưng tuần sau họ thông báo đã email và gọi điện thoại mà chẳng thấy ai trả lời. Bản thân tôi cũng đã liên lạc mà chẳng ai trả lời.
Ngoài các mặt hàng sản xuất tại HK (made in Hong Kong), những sản phẩm do HK kinh doanh (trade by Hong Kong) cũng có lợi thế nhờ CEPA. Đối tượng hỗ trợ chính của CEPA là các DN vừa và nhỏ, cho dù là người HK hoặc người nước ngoài quản lý hoặc sở hữu. Với những lợi thế này, các DN VN nên nghiên cứu kỹ các thông tin về CEPA (có thể tham khảo tại website www.tid.gov.hk/english/cepa) và thảo luận với các đối tác HK để tìm cơ hội và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh ở thị trường TQ qua ngả HK. |
- Sau khi HK và TQ ký thỏa thuận hợp tác kinh tế thân thiện (CEPA) - thuế suất của 270 mặt hàng từ HK đưa vào TQ được tính thuế bằng 0% - rất nhiều DN các nước vùng Nam Mỹ và một vài nước trong khu vực đã tranh thủ cơ hội này đưa hàng hóa của họ vào thị trường TQ, trong khi đó các DN VN lại chưa tận dụng cơ hội này.
CEPA là cơ hội lớn cho DN VN đưa hàng vào các thành phố lớn ở bờ Đông TQ, vùng tam giác kinh tế Châu Giang và các tỉnh xung quanh. Tuy nhiên do giá cả ở HK khá đắt nên khả năng đầu tư hoặc liên doanh liên kết để chế biến hàng nhập khẩu làm tăng giá trị gia tăng của hàng hóa trước khi đưa vào TQ khá khó khăn.
Nhưng khả năng đầu tư tại Macau là hoàn toàn có thể khi chi phí tại đây chỉ bằng 50% ở HK. Một số nhà đầu tư Macau nhìn thấy chuyện này và họ đã có kế hoạch nhập khẩu hàng hóa của VN, gia công chế biến sau đó tái xuất sang TQ. Chẳng hạn ông chủ của 13 siêu thị tại Macau đã nhận định cà phê VN khá ngon và đang có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến cà phê tại đây, sau đó đưa vào thị trường TQ.
Thời gian qua tỉ lệ hàng hóa VN được tái xuất khẩu vào thị trường TQ qua ngả HK đã tăng lên khá nhiều, chiếm khoảng hơn 50% tổng khối lượng hàng hóa VN (những năm trước tỉ lệ này chỉ khoảng 35%).
* Thế còn cơ hội cho hàng tiêu dùng của VN có thể tiêu thụ trực tiếp ở HK, thưa ông?
- Bản thân thị trường HK rất khó tính và là thị trường nhỏ (khoảng 6-7 triệu dân) nên sức mua không nhiều. Mới đây thương vụ đã đưa được nước mắm Phú Quốc vào tiêu thụ chính thức tại thị trường HK. Số lượng ban đầu không nhiều, chỉ khoảng hai container/tháng, nhưng các chai nước mắm này lại đang được bán ở siêu thị cao cấp mang tên Bon Bon dành cho người trung lưu ở ngay khu trung tâm HK. Chủ cửa hàng này cho biết đang lên kế hoạch để có thể nhập khẩu thêm các mặt hàng khác của VN.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận