23/11/2005 20:14 GMT+7

Dự luật điện ảnh: Chắp vá và sao chép

Theo Thể thao và Văn hóa
Theo Thể thao và Văn hóa

Trong tay chúng tôi đang có 2 văn bản Dự thảo Luật điện ảnh, một văn bản đề ngày 18-8-2005 và một văn bản đề ngày 22-9-2005. Đọc cả 2 văn bản đều rối rắm không kém nhau.

27ZzAPIM.jpgPhóng to
Điều cần có lẽ là một bộ luật chung cho các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật chứ không phải là biên soạn riêng một bộ luật như LĐA - Ảnh: VnE
Trong tay chúng tôi đang có 2 văn bản Dự thảo Luật điện ảnh, một văn bản đề ngày 18-8-2005 và một văn bản đề ngày 22-9-2005. Đọc cả 2 văn bản đều rối rắm không kém nhau.

Về mặt hình thức, phần giải thích thuật ngữ mang một ý nghĩa cơ bản. Thế nhưng trong khi từ điển Larousse chỉ định nghĩa một câu, nhưng đầy tính bao quát: "Điện ảnh là nghệ thuật tổ chức sản xuất phim theo đề án (projest) được chuẩn bị trước”, thì LĐA của chúng ta định nghĩa tới 5 câu mà dường như vẫn chưa đâu vào đâu!

Xin đi sâu vào kết cấu tổng thể của LĐA: Đã đưa vào luật phải là những gì chung nhất, khi luật chung không với tới thì bất đắc dĩ mới ban hành thêm luật chuyên ngành để bổ sung. LĐA sao chép các phần của các bộ luật khác một cách sơ sài để tự nhận thành luật chuyên ngành của mình.

Và thí dụ:

* Điều 11 về những nội dung bị cấm: Điều này đã được quy định trong Bộ Luật Hình sự rồi cần gì phải cóp ra. Nếu cần cụ thể hoá trong điện ảnh thì phải quy định rõ loại hình ảnh nào, loại âm thanh nào, những cảnh quay nào sẽ bị quy vào điều cấm trên của Bộ Luật Hình sự

* Các điều 9, 10, 12, 13, 14, 15, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 44, 45, 47, 48, 49, 51, 52, 53… là những điều cóp ra, mô phỏng, có thay đổi chút xíu về cách sắp xếp từ ngữ, thuật ngữ từ các Bộ Luật Doanh nghiệp, Luật Xuất nhập khẩu, Luật sở hữu trí tuệ, Luật khiếu nại tố cáo, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh quảng cáo, Luật thanh tra…

* Điều 7 về nội dung quản lý nhà nước và điện ảnh: Điều này đã ghi rõ trong chức năng nhiệm vụ của Bộ VH-TT, được thể chế hóa bằng một văn bản nghị định; Nghị định này được soạn thảo dựa vào Luật Tổ chức Chính phủ, do vậy cóp vào đây có lẽ cũng không cần thiết.

LĐA còn có khá nhiều điều có thể gây tranh cãi, vài thí dụ:

* Các điều từ 15 tới 18 quy định về quyền hạn của các thành phần chính của một đoàn làm phim - biên kịch, đạo diễn, diễn viên - là những quy ước nghề nghiệp không thể chế bằng luật. Bởi nếu có sự vi phạm trong các quan hệ này, chẳng hạn đạo diễn sửa chữa kịch bản, biên kịch không đồng ý, thì Nhà nước có bỏ tù hay phạt tiền đạo diễn được không?

Nếu không phạt được thì quy định ra để làm gì! Đạo diễn yêu cầu diễn viên diễn xuất, diễn viên giở luật ra không nghe, liệu có được không?

Mối quan hệ giữa các thành phần trong đoàn làm phim nên được xác định và điều chỉnh qua những hợp đồng tùy từng trường hợp cụ thể, chứ không thể cưỡng chế nhau cùng sáng tạo theo quy định chung của luật pháp. Bởi họ gắn kết với nhau theo uy tín, danh dự nghề nghiệp, theo mệnh lệnh của các con tim và cảm xúc nhiều hơn là mệnh lệnh của các điều luật…

* Điều 8 quy định cơ quan quản lý Nhà nước về điện ảnh là Bộ VH-TT, không thấy quy định vị trí của Cục Điện ảnh ở đâu, làm gì?

* Điều 5 về chính sách phát triển điện ảnh: Chính sách là thứ tùy theo hoàn cảnh để các cơ quan chức năng ban hành. Không một Nhà nước nào đưa các chế độ chính sách vào luật để tự hạn chế mình.

* Điều 14 quy định Giám đốc cơ sở sản xuất phim chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phim. Thật khó có thể buộc giám đốc chịu trách nhiệm, trong khi phim còn phải qua Hội đồng duyệt và sau đó được một nhà lãnh đạo Bộ VH-TT ký lệnh ban hành. Đúng ra người nào ký lệnh ban hành thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Giám đốc các hãng phim chỉ phải chịu trách nhiệm đối với tác phẩm điện ảnh của mình khi được quyền sản xuất, phát hành phim đến người xem mà phim không phải thông qua Hội đồng duyệt, như các giám đốc nhà xuất bản, các tổng biên tập báo đối với các ấn phẩm và tờ báo của mình.

Điều cần, theo chúng tôi có lẽ là một bộ luật chung cho các hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật. Biên soạn riêng một bộ luật như LĐA, thì theo thiển nghĩ của chúng tôi có thể là một sự xa xỉ, hình thức.

Bộ trưởng Phạm Quang Nghị: Duyệt phim sai thì phải bồi thường...Luật điện ảnh, không thể cứng nhắc mà cấmXóa bao cấp điện ảnh: chuyện phải đếnVai trò của Nhà nước và sự tụt hậu của điện ảnh VN

Theo Thể thao và Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên