Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân băn khoăn khi đến khám tại nhiều phòng mạch, bác sĩ chỉ định ngay viêm họng hạt cần đốt luôn. Có gia đình cả nhà cùng được đốt họng hạt, đốt xong lại có cảm giác vướng rất khó chịu, mà triệu chứng ho cũng chưa thuyên giảm.
![]() |
Đốt họng hạt là một chỉ định phải cân nhắc kỹ -Ảnh: Ngọc Hà |
Trong khi đó các bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng trung ương khuyên đốt họng hạt là chỉ định cần cân nhắc kỹ, vì nó đem theo nhiều hệ lụy phiền toái về sau.
Thạc sĩ Hoàng Đình Ngọc, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, cho hay thực chất các hạt đó là tổ chức lymphô trong họng, khi có nhiễm trùng thì nó xuất hiện (giống như hạch). Do đó việc xuất hiện hạt thường là do bệnh nhân bị viêm đi viêm lại, sinh ra vi trùng nên có hạt.
Đây là tình trạng không đáng lo ngại vì nó là dạng viêm thông thường, là hệ quả của tình trạng viêm đi viêm lại lâu ngày. Việc đốt họng hạt chỉ giải quyết tạm triệu chứng mà chưa cắt bỏ được gốc gác, căn nguyên thật sự của bệnh, bệnh nhân có thể vẫn bị ho sau đó hay mọc các hạt mới. Quan trọng nhất vẫn là điều trị nguyên nhân bệnh (ho do bị viêm nhiễm nhiều lần hay bị trào ngược dạ dày thực quản…).
Bác sĩ Ngọc cho hay có rất nhiều bệnh nhân sau khi đốt họng hạt hốt hoảng đến Bệnh viện Tai mũi họng trung ương khám với nỗi lo bị… ung thư. Rắc rối này nảy sinh do nếu đốt họng hạt quá sâu hoặc nhiều lần sẽ tạo sẹo, gây cảm giác vướng ở họng, nghẹn giả khiến bệnh nhân lo lắng có khối u trong cổ họng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận