![]() |
Thượng tá Thân Minh Khuya |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Thượng tá Thân Minh Khuya (ảnh), phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, Công an TP.HCM:
- Đối tượng điều chỉnh ở đây là MBH. Do đó, người điều khiển hoặc người ngồi trên xe gắn máy, môtô đội mũ vải, nón lá nhưng có đội MBH (trong hay ngoài) cũng đều được xem là có đội MBH. CSGT xử phạt trong trường hợp này là không đúng. Người bị phạt có thể đến đội CSGT của quận đó để khiếu nại và yêu cầu không bị phạt.
* Các bác sĩ lại khuyến cáo trẻ em còn quá nhỏ đội MBH sẽ không tốt vì xương đầu và cổ còn rất yếu, dễ bị vẹo cột sống cổ. Như vậy trẻ em mấy tuổi thì phải đội MBH?
![]() |
Nhiều người vừa đội mũ bảo hiểm vừa đội mũ vải, mũ kết bên trong -Ảnh: N.C.T. |
Theo tôi, trẻ em trên 2 tuổi là có thể đội MBH được rồi.
* Nhiều người không đội MBH vào ban đêm, trong khi thời điểm này dễ gây tai nạn giao thông. CSGT có tăng cường xử phạt lỗi vi phạm không đội MBH vào ban đêm?
- Qua kiểm tra cho thấy số người đội MBH vào ban đêm có giảm hơn so với ban ngày. Sắp tới lực lượng CSGT sẽ tăng cường công tác tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử lý tất cả lỗi vi phạm về an toàn giao thông, trong đó đặc biệt chú ý lỗi không đội MBH. Theo số liệu thống kê, đúng là các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đều xảy ra vào ban đêm vì thời điểm này người điều khiển phương tiện thường chủ quan.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận