- Bà Phạm Kiều Oanh - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) trả lời:
Bởi tính đa dạng và phức tạp của lĩnh vực mới này, hiện chưa có định nghĩa thống nhất về DNXH, mà khái niệm này được phát triển tùy vào điều kiện ở từng địa phương và tùy vào góc độ nhìn nhận. Nhìn chung, DNXH là những doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối cao là phát triển xã hội hay bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng phương thức hoạt động như một doanh nghiệp. Tùy theo từng quốc gia, DNXH có thể có các hình thức pháp lý khác nhau: tổ chức phi chính phủ, tổ chức từ thiện, hợp tác xã hay các doanh nghiệp tư nhân.
Đóng góp của DNXH tập trung vào ba lĩnh vực. Thứ nhất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mang tính sáng tạo phù hợp với nhu cầu của cộng đồng có hoàn cảnh đặc biệt (người khuyết tật, người có HIV/AIDS...). Thứ hai, tạo cơ hội hòa nhập xã hội cho các cá nhân và cộng đồng yếu thế thông qua các chương trình đào tạo phù hợp, tạo cơ hội việc làm. Cuối cùng, đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề xã hội chưa được đầu tư rộng rãi như biến đổi khí hậu, năng lượng thay thế, tái chế...
DNXH (có lợi nhuận và không có lợi nhuận) giống với các doanh nghiệp khác vì đều tổ chức và quản lý dưới hình thức doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ dnxh được thành lập để giải quyết các vấn đề tồn tại của xã hội như đói nghèo, ô nhiễm môi trường, bảo vệ trẻ em...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận