Hiện tại cầu gỗ An Hải nối xã An Hải với xã An Ninh Đông; cầu gỗ bắc qua sông Bình Bá nối thị xã Sông Cầu với xã An Ninh Tây đã bị sập. Tuyến đường qua đầm Ô Loan nối thôn Phú Tân với thôn Tân Long, xã An Cư cũng hư nghiêm trọng, người dân ở các địa phương này phải qua lại bằng đò ngang.
Tại bến đò đầm Ô Loan (xã An Cư) ngày 13-11, lái đò Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Năm nào cũng vậy, sau lũ là tôi cùng ông Nguyễn Phùng (60 tuổi) lại phải chống đò chở học sinh và bà con qua đầm. Mỗi khách chỉ 1.000 đồng/ lượt, riêng học sinh, giáo viên và cán bộ tôi không lấy tiền”.
Phóng to |
Trên các chuyến đò ngang ở Phú Yên rất nhiều khách là học sinh |
Theo quan sát của chúng tôi, mỗi chiếc đò này dài 11m, ngang 2m, được đóng bằng gỗ. Đò có đăng kiểm, lái đò có chứng chỉ đầy đủ. Các đò này hoạt động từ 5g sáng đến chiều tối, sẵn sàng chở khi có người qua lại.
Những lúc cao điểm, học sinh tan và đến trường mỗi đò phải “cõng” 30 người, cả xe đạp. Anh Tuấn lý giải: “Nếu chở ít thì học sinh không kịp vào lớp, 20 năm rồi không có gì xảy ra”.
Phóng to |
Anh Tuấn cho biết thêm xã An Cư đã cấp cho đò anh 10 chiếc phao. Và thế là những chuyến đò nặng trĩu này vẫn lặc lè qua sông trước nỗi lo lắng của nhiều người, kể cả hành khách.
Lẽ nào chính quyền địa phương không có cách nào khác để nỗi lo ấy không trở thành sự thật?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận