20/07/2011 08:06 GMT+7

"Đỉnh núi Olympia" - khát khao chinh phục kiến thức của lớp trẻ

DUY PHÚC
DUY PHÚC

AT - Ngày 26-6 vừa qua, chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 12 bắt đầu khởi động tuần đầu tiên.

V9sJJObr.jpgPhóng to
Chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 11: Phạm Thị Ngọc Oanh đoạt vòng nguyệt quế - Ảnh: Tiến Thành

Đây là sân chơi kiến thức có tuổi thọ cao nhất của Đài truyền hình Việt Nam dành cho các bạn học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc. Và theo dự báo, hứa hẹn vẫn là sân chơi dài hơi và hấp dẫn. “Đường lên đỉnh Olympia” được coi là nơi phát hiện và nuôi dưỡng những nhân tài cho đất nước trong tương lai.

11 năm trôi qua! Hằng năm Olympia phát sóng 53 cuộc thi. 144 vòng nguyệt quế mỗi năm dành cho 144 gương mặt xuất sắc nhất của tuần, của tháng, của quý và trọn năm. Những bạn học sinh đại diện cho một trường trung học nào đó đều ít nhiều thể hiện rõ nét trước công chúng một kiến thức nền toàn diện, vững chắc; một năng lực học tập sáng tạo, tự lực là chính. Hơn thế nữa, có điểm chung đáng nhắc nhớ là với các bạn ở vùng nông thôn hoặc gia cảnh khó khăn thì ý chí học tập, nghị lực vươn lên của họ càng cao gấp bội phần.

Giờ đây Olympia đã trở thành một đại gia đình - nơi tập hợp và liên kết các thành viên từng có mặt trong chương trình. Rất nhiều bạn trong số đó nhận được học bổng du học. Đến hôm nay chúng ta vẫn chẳng nào quên các khuôn mặt quán quân sáng giá năm nào như: Trần Ngọc Minh, Phan Mạnh Tân, Lương Phương Thảo, Võ Văn Dũng, Đỗ Lâm Hoàng, Lê Vũ Hoàng... Số đã thành danh và về nước phục vụ không ít. Cạnh đấy, cũng có người ở lại để học lên cao, tiếp tục chinh phục đỉnh cao tri thức. Chưa kể số đông còn lại hầu như đều đậu đại học trong nước với điểm số đầy thuyết phục.

Olympia mặc nhiên trở thành một thương hiệu giá trị. Giá trị ấy vinh danh cho nhà tổ chức, nhà sản xuất chương trình, nhà tài trợ và dĩ nhiên là của chính những bạn học sinh tham gia game show kiến thức này. Chính họ đã làm nên sức sống của chương trình và chính họ cũng hưởng lây thành quả do mình tạo ra.

Nói đến đây, chúng ta không thể chạnh lòng khi nhận ra sân chơi trí tuệ và bổ ích kiểu này quá hiếm với lứa tuổi học sinh trong thời buổi hiện nay.

Từ thành công của “Đường lên đỉnh Olympia”, chúng ta càng thấy vai trò quan trọng của việc xã hội hóa các chương trình giải trí trên các phương tiện truyền thông cả nước. “Có thực mới vực được đạo”, có sự ủng hộ vật chất của các đơn vị bảo trợ mới có một game show ra đời. Nhưng trên hết, quyết định tất cả chính là cái tâm trong sáng - vì một xã hội tốt đẹp của nhà tài trợ!

DUY PHÚC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Olympia