Phóng to |
Sách do Bằng Quang dịch, Nhã Nam và NXB Phụ Nữ ấn hành - Ảnh: Tuấn Phùng |
Một không khí rất Pháp điển hình đặc quánh từ thuở Stendhal viết Đỏ và đen, từ khi Balzac khắc họa Các vĩ nhân tỉnh lẻ, Flaubert thương khóc Bà Bovary cho đến rất gần: Romain Gary viết Lời hứa lúc bình minh... Nhưng với ngòi bút và cái nhìn vừa tinh tế vừa đượm chút hài hước, u buồn của Le Clezio - tác giả đoạt giải Nobel văn chương năm 2008, Điệp khúc cơn đói vẫn đặc biệt hấp dẫn bởi không khí mà nhà văn dựng lên và dẫn dụ người đọc vào đó.
Chiến tranh đến như đại hồng thủy, cuốn theo nó các di sản tinh hoa, kim cương vàng bạc lẫn rác rến. Và Ethel bất đắc dĩ trở thành anh hùng, không phải vì chiến công chống phát xít tử thủ với Paris, mà trở thành anh hùng trong chính cuộc vật lộn để sống sót và giữ phẩm giá con nguời của mình. Cô đã sống sót qua chiến tranh, qua hơn 1.000 ngày đêm triền miên với những cơn đói, để ký ức của cô sống dậy qua đứa con, đến với người đọc.
Trong những điệp khúc đói khát muôn hình vạn trạng mà chỉ ai trải qua mới hiểu nổi, Ethel chưa một giây nào ngừng nghĩ về cuộc sống và cái đẹp vĩnh hằng của nó. Chỉ với điều đó, cô đã trở thành anh hùng.
Nếu muốn biết thế nào là một tác phẩm văn học đích thực với văn chương đẹp một cách mẫu mực - hãy đọc Le Clezio với Điệp khúc cơn đói.
THU HÀ
Phóng to |
Sách do Phạm Văn dịch, Bách Việt & NXB Văn Học ấn hành - Ảnh: V.Q. |
Bọn đạo chích
Bọn đạo chích là tác phẩm cuối cùng của William Faulkner, xuất bản một tháng trước khi ông mất năm 1962 và được trao giải Pulitzer năm 1963.
Câu chuyện bắt đầu từ Boon - người làm trong gia đình cậu bé Lucius, vì muốn tán tỉnh một gái điếm ở Memphis nên dụ Lucius lấy trộm ôtô của ông nội đi chơi. Không ngờ Ned - người đánh xe ngựa - cũng lẻn theo. Cả ba làm một cuộc du hí tưng bừng. Sau đó, vì muốn giúp đỡ một người thân da đen mà Ned đổi ôtô để lấy con ngựa đua với hi vọng kiếm tiền nhờ thắng giải. Thế là cả ba tên trộm bất đắc dĩ phải tìm cách thắng giải cuộc đua để có tiền chuộc ôtô mang về cho ông nội.
Câu chuyện chính chỉ có vậy, nhưng cách viết đặc biệt cuốn hút, với một văn phong hài hước, độc đáo, đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ bình dân đặc trưng miền nam nước Mỹ. Việc kết cấu bộ ba “bọn đạo chích” gồm cậu bé da trắng Lucius với hai “cộng sự” là Boon (người da đỏ) và Ned (người da đen) cũng nằm trong ý đồ trào lộng của Faulkner trong việc mô tả xã hội Mỹ những thập niên đầu thế kỷ 20.
T.N.T.
Phóng to |
Sách do NXB Thanh Niên ấn hành - Ảnh: T.N.T. |
Người cho đã không nhớ
Tập tạp văn được tác giả chia làm hai phần, phần 1: Chân dung, phần 2: Ngàn dặm xa. Tuy gọi là chân dung nhưng có thể thấy tác giả không chú tâm đặc tả chi tiết hay đúc kết, nhận định nhân vật, mà chỉ điểm xuyết những nét tác giả thấy yêu quý, tương thích. Và, những trang viết chân dung này cũng có thể gọi là những trang kỷ niệm, với Tào Mạt, Tô Hoài, Lê Minh Khuê, Nguyễn Thị Thu Huệ...đều là những kỷ niệm dung dị. Còn phần Ngàn dặm xa thật sự là những ngẫu cảm về nơi những người mà vô tình hay hữu ý tác giả đã đi qua, đã gặp trong đời.
Những trang viết của Hoàng Việt Hằng có khi như những chiếc lá theo thời gian rụng xuống, cũng có khi như chồi biếc vẫy lên xanh. Không thật sự trau chuốt, thậm chí nhiều khi còn “lởm khởm”, nhưng thật kỳ lạ, trang văn của Hoàng Việt Hằng vẫn cuốn người đọc. Vì lẽ gì? Có lẽ vì nó được viết từ một tâm hồn mộc mạc, chân thành, từ những trải nghiệm đời người trầm luân, từ những suy nghĩ thiết tha làm người sống đẹp...
Và, có lẽ những trang tạp văn của Hoàng Việt Hằng níu lòng người vì tạo dựng được một không khí nguyên sơ, cũng như cách tác giả nhìn về việc trùng tu di sản: “...
Nhiều địa chỉ văn hóa càng sửa càng hỏng, càng tôn tạo càng đánh mất giá trị thật của nguyên mẫu. Trong cách nhìn của lữ khách quốc tế thì càng cũ, càng nguyên sơ, càng tuyệt đẹp” (Nhìn lên thác Khoang Xi).
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận