![]() |
Các quầy sách văn học thưa vắng người mua - Ảnh:T.T.D. |
Xin gửi về tòa soạn Tuổi Trẻ (60A Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) hoặc email: toasoan@tuoitre.com.vn; vanhoavannghe@tuoitre.com.vn, tto@tuoitre.com.vn.
Khi Nhà nước vẫn “nuôi” nhà vănSách văn học: cung và cầu
Các ý kiến được chọn đăng đều có nhuận bút.
Những điều bạn đọc cần tìm
Giữa sự bộn bề của các phương tiện nghe nhìn nhanh nhạy, thể hiện được hơi thở cuộc sống thì hiện nay các tác phẩm văn học của chúng ta chỉ có một số ít đáp ứng được nhu cầu đó, và sự đáp ứng cũng chưa trọn vẹn.
Xin nêu một vài ví dụ như: nạn tàn phá môi trường đang gây những hiểm họa khôn lường nhưng chưa có một tác phẩm văn học nào của chúng ta nói về điều này, hay vấn đề chất độc da cam với những hậu quả của nó chưa được nhà văn nào chuyển tải thành những hình tượng văn học có sức biểu cảm và gây xúc động sâu xa như chính cuộc sống đang đòi hỏi.
Hơn lúc nào hết, bạn đọc cần nhà văn chui ra khỏi tháp ngà của những nỗi buồn đô thị mông lung hay thương nhớ đồng quê xa vắng để đem đến cho họ những tác phẩm tươi mới hơi thở của cuộc sống hiện đại. Người đọc muốn tìm thấy chính thời họ đang sống với sự lạc quan lẫn những bi đát mất mát.
Có thể thấy cuộc sống đương đại đi vào văn chương VN hiện nay quá ít. Nạn tham nhũng đang là một quốc nạn sao chưa có tác phẩm nào phản ánh đúng tầm sự việc, mua bán độ, thanh niên hút chích, dùng thuốc “lắc”, giá thuốc trên trời... Có hàng nghìn đề tài sẽ gây thu hút từ cái tựa tác phẩm sao chưa thấy nhà văn nào đề cập.
Đắm chìm trong tác phẩm văn học với sự say mê vô cùng hẳn là điều mà cả người sáng tác lẫn độc giả đều ao ước. Làm thế nào để có điều đó là một con đường chông gai. Nhưng có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng người đọc không bao giờ quay lưng với văn học nếu như họ tìm được những tác phẩm tầm vóc: nói về chính bản thân và thời họ đang sống để họ tìm được gương mặt của thời đại mình và tâm hồn mình.
Bắt mạch bạn đọc là chuyện quá khó?
Có vẻ như việc khai thác, bắt mạch đúng đề tài bạn đọc quan tâm là việc quá khó với các nhà văn VN đương đại chăng? Ngoài một Thần đồng đất Việt từng nổi đình nổi đám thì gần như mảng văn học cho thanh thiếu niên, thiếu nhi vẫn còn thiếu nhiều lắm.
Ngay như Chuyện xứ Lang Biang của Nguyễn Nhật Ánh vẫn bị xem như bản sao ý tưởng từ Harry Potter của J.K.Rowling. Truyện cho người lớn thì vẫn né tránh viết về tham nhũng, về tiêu cực, về lối sống buông thả của giới trẻ...
Thứ hai, đó chính là vấn đề giá cả. Sách hiện nay có giá khá cao. Đôi khi để mua một quyển sách, người ta phải đong đếm, tính toán cho thật kỹ. Giá sách cao dẫn đến một thói quen rất phổ biến nơi người VN, nhất là giới SV, đó là đọc “cọp”, coi ké cho đã mắt rồi về chứ không mua!
Không thấy trong đó có mình và có thời cuộc
Nhà sách đang phát triển với tốc độ chóng mặt, chứng tỏ người Việt vẫn còn thích đọc sách bên cạnh những phương tiện giải trí rất hấp dẫn khác. Nhưng trong đó không có sách văn học VN. Trong đống sách khổng lồ tiếng Việt về khoa học kỹ thuật, kinh tế tài chính, thường thức..., những tập thơ quyển truyện nằm xếp xó ít người mua.
Thật ra rất nhiều người đã mua, đã xem nhưng không thấy trong đó có mình, không thấy trong đó có thời cuộc, không thấy trong đó những cảm giác dịu dàng quen thuộc của sách. Vì vậy, trong một thời gian dài, người mua mất dần thói quen “xem thử” truyện VN.
Những nhà văn VN dường như loay hoay đi mãi một con đường nhỏ hẹp, chỗ nào cũng giống chỗ nào. Bản thân họ cũng chẳng đủ khả năng và dũng khí để bước vào những khu vườn lạ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận