Phóng to |
Dịch giả Thúy Toàn |
* Vậy trách nhiệm của những dịch giả?
- Xã hội còn coi thường lao động dịch thuật. Nhuận bút xếp rất thấp. Chính bản thân nhiều người dịch cũng ngộ nhận về công việc của mình, xem đó như một công việc dễ dàng chỉ cần chút vốn ngoại ngữ đã có thể trở thành nhà dịch thuật. Trên thực tế, lao động này không chỉ cần ngoại ngữ mà còn phải có vốn tiếng Việt và tầm văn hoá sâu sắc.
* Còn vai trò của nhà lý luận?
- Hoàn toàn chưa có những nhà lý luận phê bình văn học dịch chuyên nghiệp. Người viết bài khen, chê một tác phẩm văn học dịch nhiều khi cũng sai. Chẳng hạn mới đây, NXB Văn hoá - Thông tin đã bị thu hồi cuốn 100 năm giải Nobel vì dịch sai, viết sai quá nhiều. NXB Thông tấn xã ra cuốn Dạy nghề làm báo, nhưng lại bị chính ông Phan Quang, nguyên Chủ tịch Hội nhà báo, phát hiện người dịch không có chút hiểu biết về thuật ngữ báo chí nên dịch sai bét. Chúng ta vẫn nể nang nhau, ngại nói. Nhưng nói ra thì thật nhiều chuyện…toát mồ hôi.
* Và vấn đề bản quyền?
- Chúng ta chưa có ý thức bản quyền. Các cụ quan niệm “tầm chương trích cú” lâu thành nếp quen. Nhiều học giả biên soạn công trình vẫn lấy lại của người khác, chắp nhặt, xào xáo mà thành chứ không có sự sáng tạo. Vì thế hiện tượng vi phạm bản quyền đã trở nên phổ biến.
* Hội đồng văn học dịch đã làm gì để cứu vãn sự xuống dốc của chất lượng dịch?
- Thực ra, một hội đồng như dịch thuật hiện nay không thu hút bao nhiêu thành viên. Cần có tổ chức riêng của những người dịch. Chúng tôi từng có đề cương xin thành lập Hội người dịch VN nhưng chưa được phê duyệt. Nếu không có tổ chức, mạnh ai người ấy làm, không ai dám có ý kiến.
* Quyền tác giả sách văn học dịch: còn nhiều điều chưa thông suốt
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận