Phóng to |
Nguyễn Thu Thủy trở thành hoa hậu VN năm 1994. Dấu ấn này đã thay đổi đáng kể cuộc đời cô sinh viên Học viện Quan hệ quốc tế này. Không muốn nghèo, Thủy bỏ học ngoại giao để đi du học về marketing, rồi trở về nước lấy chồng, sinh con, kinh doanh. Nối tiếp nghiệp chữ nghĩa từ cha vốn là một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, Thủy viết văn.
Người khác bắt nguồn cũng từ chính những con chữ, hay chính xác hơn là Thủy đã đi lại con đường mà cha cô đã đi khi điền dã xưa kia...
Tôi không nhìn thấy gương mặt của chính tôi
Người khác là câu chuyện của Thủy, một cô gái sống ở Hà Nội, loanh quanh với gia đình, con cái, những trò giải trí của dân thành phố, làm đẹp và tiệc tùng. Mỗi ngày, nhân vật chính của
Người khác cần ít nhất 45 phút cho việc trang điểm vì cho rằng: "Son phấn là cách thức chồng lấp lên sự thật. Là nơi tôi có thể ẩn mình khéo léo và tế nhị nhất. Tôi thấy an toàn hơn nhưng cũng cách xa hơn với cái tôi ngây thơ chắc còn sót lại trong con người ngay cả khi đã trưởng thành. Và tôi cũng ý thức được rằng đôi khi để đối diện với chính gương mặt thật của mình, người ta cần có một sự can đảm to lớn...".
Tôi đã hoài nghi và thất vọng... Với Người khác, lúc ngồi nhà hình dung ra kịch bản khác, đến khi đi tiền trạm đã khác rồi, sau đó là làm việc với đạo diễn, quay phim để họ hiểu được mình, rồi đến lúc quay thật lại là một chuyện khác hẳn. Ý tưởng phim về cái nhìn về người khác thì vẫn còn, nhưng những dự tính, những hình dung, thậm chí những lời thoại, lời bình tôi viết sẵn, chuẩn bị trước có khi lại thay đổi hoàn toàn. Ðó cũng là một cái hay sau khi đã thực hiện xong phim ngồi nghĩ lại. Trong quá trình làm phim, không phải không có lúc tôi hoài nghi và thất vọng. Sự thất vọng và hoài nghi đó cũng được thể hiện trong bộ phim này. Tôi sẽ làm tiếp những tập phim khác về "người khác" qua con mắt, qua cảm quan của tôi, họ có thể là những người dân tộc thiểu số, có thể là người hàng xóm, có thể là bạn bè cùng thế hệ, có thể là con cái... |
Nhưng phần sống có nhiều hơi hướng phù phiếm ấy chỉ là phần nổi, Thủy của Người khác luôn hoang mang giữa quá khứ và hiện tại, giữa cái bên trong và bên ngoài, khi thấy mọi giá trị đang đổi thay từng ngày: "Tôi đang lạc lõng ngay giữa thế giới của mình. Tôi không nhìn thấy gương mặt của chính tôi". Thủy quyết định đi Hà Giang, nơi mà cô tin rằng ở đó có những con người rất khác mình. Thầm kín hơn, cô nghĩ mình đang đi tiếp con đường của bố dù bằng một cách khác.
Khi đứng trên triền núi của vùng cao Hà Giang, Thủy đã nói: "Hằng ngày đi lên nương làm rẫy, đứng ở độ cao như thế này nhìn xuống không biết những con người kia có thấy như thể họ đang nhìn vào cuộc đời thân quen của họ từ con mắt người khác? Một hành trình dài như thế nào thì có thể tự phân chia bản thân mình. Cuộc hành trình mà tôi đang thực hiện dài hơn hay hành trình của những con người kia dài hơn?".
Cảm hứng từ Nhiệt đới buồn
Ðạo diễn Nguyễn Mạnh Hà đã làm nhiều phim ngắn và phim tài liệu, trong đó phim Chỉ một đôla đoạtgiải đạo diễn xuất sắc nhất LHP ngắn (trường điện ảnh) và giải nhì trong LHP ngắn toàn quốc 2005. Dự án phim tài liệu Ngôi nhà lớn nhất, ngôi nhà nhỏ nhất của Hà được kênh truyền hình Discovery lựa chọn trong khuôn khổ năm dự án phim ngắn: Discovery - Nhìn về Việt Nam. Ý tưởng của Người khác được bắt đầu từ những người bạn như: Hoàng (nhà sản xuất), Liên (biên tập) và Thủy (người dẫn chuyện trong phim). Nguyễn Mạnh Hà làm công việc chắp nối những ý tưởng đó thành phim.
Cảm hứng của những người bạn xuất phát từ một trong những kết luận hay nhất của cuốn sách Nhiệt đới buồn (Claude Lévi-Strauss). Ðó là triết lý: người khác là người khác, không có khái niệm hiện đại hay mông muội giữa các nền văn hóa với nhau, giữa người này với người khác... Bạn không thể áp đặt suy nghĩ, quan niệm của mình lên người khác mà phải chấp nhận sự khác biệt, chấp nhận những "thế giới khác", chấp nhận những "người khác" xung quanh bạn và trong cuộc sống của bạn.
Và cho đến bây giờ, khi phim đã đóng máy và hoàn thiện hậu kỳ, cảnh mà Nguyễn Mạnh Hà ám ảnh nhất là cảnh Thủy ngồi khóc trên phiến đá cùng với hai người phụ nữ Mông khi cô biết sự thật của câu chuyện bà mẹ chồng đi bộ cả ngàn ngày để tìm cô con dâu hóa ra không đẹp hay thơ mộng như báo chí mô tả. Hai cô con dâu không phải bị bắt mà tự họ đã bỏ đi. Và cô con dâu chưa tìm được dù mẹ chồng biết rõ cô ở đâu là bởi vì cô đã bị chính mẹ đẻ bán cô đi để đổi lấy một con trâu! Cả một thế giới bị sụp đổ ngay trước mắt Thủy.
Còn với Hà, anh chia sẻ đó là lần đầu tiên anh nhìn thấy số phận của những người phụ nữ một cách rõ rệt nhất. Không màu mè, không vỏ bọc ngay trước mắt anh. Sự trong trẻo của thiên nhiên, sự trong trẻo của con người Hà Giang cũng làm đầu óc Hà có cơ hội được "gột rửa" lại một chút. Ít nhất là trong những ngày làm phim.
Phim kết thúc như một sự tìm kiếm chưa đến đích nhưng đã thấy được con đường của Thủy. Ðể lần đầu tiên trong cuộc hành trình Thủy có cảm giác thật êm đềm, ấm áp lúc ở giữa sự dồi dào vật chất này, thấy như mình đang đi tìm những điều hư ảo trong khi cảm giác mạnh mẽ nhất lại xuất phát từ những gì có thực.
Và triết lý của nhà văn Pháp Chataubriand ngân vọng: "Mỗi con người mang trong mình một thế giới được tạo ra từ tất cả những gì anh ta đã nhìn thấy và đã yêu, nơi anh ta không ngừng quay trở về, kể cả lúc anh ta đang rong ruổi và tựa như đang trú ngụ ở một thế giới lạ xa".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận