Phóng to |
Ông Lê Quốc Ân |
Ông Ân nói:
- Thị trường Mỹ, hiện chiếm 55% thị phần xuất khẩu dệt may của VN, dự báo vẫn chưa thể hồi phục trong sáu tháng cuối năm 2009 (sáu tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã giảm trên 5%). Nếu tính mức độ suy giảm từ thị trường Mỹ thì tổng kim ngạch chung đã giảm hết 3%.
Riêng thị trường Nhật, nhờ Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt - Nhật (VJEPA) bắt đầu có hiệu lực nên hàng dệt may sang đây đang tăng mạnh, ước tăng 19%. Các thị trường khác như Đài Loan, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, kim ngạch cũng đang có chiều hướng tăng mạnh.
Hiện nhiều DN có mối quan hệ tốt với khách hàng, có thương hiệu và uy tín, quy mô sản xuất lớn đều nhận được nhiều đơn hàng. Riêng những DN nhỏ, chọn phương án gia công lại, hoặc là những vệ tinh của các DN có vốn đầu tư nước ngoài hiện đang thiếu đơn hàng. Vì vậy, với tình hình này chúng tôi cố gắng đạt bằng mức xuất khẩu như năm ngoái 9-9,1 tỉ USD.
Phóng to |
Theo Tổng công ty cổ phần Phong Phú, đơn vị này sẽ xuất sang Hàn Quốc 50 tấn khăn, trị giá gần 200.000 USD trong tháng 7-2009 - Ảnh: T.V.N. |
* Dệt may là một trong những ngành được phê duyệt nhiều chương trình xúc tiến thương mại (XTTM) trong năm 2009, liệu có kỳ vọng đột phá từ nay đến cuối năm?
* Mục tiêu xuất khẩu của ngành được Chính phủ giao ở mức 10-10,5 tỉ USD trong năm 2009. Đến nay kế hoạch này có thay đổi không, thưa ông? - Vấn đề quan trọng bây giờ là làm sao DN sản xuất có hiệu quả, đủ đơn hàng cho nhân công làm việc để duy trì sản xuất. Chúng tôi đã báo cáo tình hình khó khăn với Bộ Công thương ngay từ cuối quý 1-2009 nên chỉ tiêu nói trên cũng đã điều chỉnh theo hướng chỉ còn 9,3-9,5 tỉ USD trong năm nay. Chúng tôi có nói rất rõ chỉ tiêu tăng trưởng 3-5% của năm nay chỉ đạt được khi mọi thứ đều được vận hành một cách đồng bộ. |
Cũng có lý do khiến các chương trình XTTM cho ngành chưa như kỳ vọng bởi các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may của VN không muốn sự hỗ trợ của chính phủ. Bằng chứng là dù phía Mỹ đã chính thức bãi bỏ cơ chế giám sát hàng dệt may nhưng nguy cơ kiện chống trợ cấp vẫn còn bị treo lơ lửng nên khó lòng thúc đẩy các chương trình có yếu tố hỗ trợ từ cấp nhà nước. Do đó, cách để tìm đủ đơn hàng cho sáu tháng cuối năm sẽ dựa vào nỗ lực của DN là chính.
* Thực tế, hiện rất nhiều DN dệt may đang phải đối mặt với tình trạng không thể tuyển được nhân công dù có đơn đặt hàng?
- Thiếu nhân công trong ngành dệt may là thiếu cục bộ, ở từng thời điểm chứ không phải thiếu một cách toàn diện trên diện rộng. Tôi thừa nhận là đang xảy ra tình trạng thiếu nhân công, nhưng việc thiếu chỉ tập trung ở các thành phố lớn do điều kiện trả lương chưa đủ hấp dẫn để giữ chân người lao động.
Để giải bài toán thiếu hụt này, theo tôi, có hai phương án. Thứ nhất, các DN cần tính đến chuyện dịch chuyển sản xuất về các địa phương. Thứ hai, cần quyết liệt kiện toàn mô hình sản xuất theo phương thức quản lý mới để tăng năng suất lao động nhằm bù đắp vào việc thiếu nhân công lao động. Chẳng hạn, nếu DN tăng năng suất lao động lên được 20% thì mức lương cơ bản chi trả cho người lao động sẽ tăng từ 2 triệu lên 2,4 triệu đồng/tháng, nhưng bù lại giá thành sản xuất không thay đổi. Khi điều chỉnh tăng lương như vậy, rõ ràng sẽ hấp dẫn người lao động hơn là mức lương cũ vốn rất khó chi tiêu trong điều kiện sống ở các thành phố lớn.
Muốn tăng được năng suất lao động, DN cần có những mô hình tổ chức sản xuất để tăng giá trị gia tăng nhằm có điều kiện trả lương cho người lao động. Đây cũng là xu hướng cạnh tranh trong thời gian tới giữa các DN, chứ không còn phụ thuộc quá nhiều vào nhân công lao động. Cần có bài toán tăng thu nhập cho người lao động thì vấn đề thiếu hụt lao động, dù ngắn hạn hay cục bộ, cũng sẽ được giải quyết.
Thực tế, có không ít đoàn khách nước ngoài được chúng tôi giới thiệu đến một số DN nhưng cuối cùng không có kết quả khả quan bởi đội ngũ lẫn cơ chế quản lý của DN đó thật sự kém, dẫn đến năng suất lao động không thể đáp ứng kỳ vọng của khách đặt hàng nên chuyện họ bỏ đi là tất yếu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận