Bạn đọc này cho biết: “Chúng tôi không thể mua được vé dù xếp hàng từ sáng sớm. Như sáng nay (16-7), ban tổ chức chỉ bắt đầu bán vé từ lúc 8g cho những ai mạnh chân mạnh tay trèo được lên cửa sổ hoặc những người quen biết. Chỉ trong chưa đầy 15 phút, 3.000 vé đã được nhân viên bán vé thông báo hết. Chúng tôi không hiểu bán kiểu gì mà nhanh thế? Bao nhiêu người hâm mộ đứng chờ nhưng không mua được vé. Còn mấy bà phe vé mua 100.000 đồng/cặp xong rao bán ngay trước mặt chúng tôi với giá 350.000-400.000 đồng/cặp.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Xuân Thủy, giám đốc nhà thi đấu Vĩnh Yên, đơn vị trực tiếp đứng ra bán vé tại giải, cho biết số lượng ghế tại nhà thi đấu Vĩnh Yên là 2.700 vé, trong đó UBND tỉnh lấy 700 vé toàn bộ khu vực khán đài A làm giấy mời. 300 vé khu vực khán đài C, ban tổ chức dành cho báo chí, VĐV các đoàn đến dự giải. Do vậy toàn bộ vé bán ra cho mỗi trận đấu chỉ hơn 1.000 vé/ngày. Có không ít lực lượng phe vé từ Hải Phòng, Hà Nội lên cố chen vào mua sau đó bán ra ngoài với giá vé cao (giá vé gốc 50.000 đồng/vé). Vì số lượng ghế nhà thi đấu chỉ có bấy nhiêu mà nhu cầu người dân cao nên chúng tôi cũng không biết làm thế nào”.
Ông Nguyễn Mạnh Định, phó giám đốc Sở VH-TT&DL Vĩnh Phúc, phó ban tổ chức giải, cho biết VTV đã giao toàn bộ quyền phân phối vé cho địa phương đăng cai. Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là đăng cai giải chủ yếu để phục vụ chứ không kinh doanh nên chúng tôi bán vé với giá rẻ. Có 680-700 giấy mời khu vực khán đài A được UBND tỉnh phân phối cho các sở, ban ngành trong tỉnh mỗi đơn vị ba vé để họ đi xem. Người dân được mua tối đa hai vé/người”. Ông Định cho biết để khắc phục tình trạng quá tải, trong hai trận đấu tối 16-7 UBND tỉnh đã đồng ý cho bán thêm hơn 100 vé ngồi bằng ghế nhựa kê trên các khán đài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận