16/07/2007 04:45 GMT+7

Đêm trắng cùng con

VĂN KÝ - QUANG PHƯƠNG
VĂN KÝ - QUANG PHƯƠNG

TT - Ở trọ tại KTX Đại học Nông lâm TP.HCM cùng với con lên thành phố thi, ông Nguyễn Văn Lộc, quê ở huyện Đức Linh (Bình Thuận), tâm sự: “Ở ngoài đó, vợ chồng tui suốt ngày cứ ở mãi trên rẫy. Mình chỉ lo làm để kiếm tiền cho anh em nó nộp học. Bọn nhỏ lớn rồi học hành thế nào thì tự lo. Chỉ có những kỳ thi xa nhà như thế này thì cha con tui mới có dịp gần gũi nhau”.

lP8PvgUb.jpgPhóng to
Bà Tâm đưa nước cho cháu ngoại là Phan Tấn Phát đang ngồi ôn bài chuẩn bị đi thi - Ảnh: Q.Phương
TT - Ở trọ tại KTX Đại học Nông lâm TP.HCM cùng với con lên thành phố thi, ông Nguyễn Văn Lộc, quê ở huyện Đức Linh (Bình Thuận), tâm sự: “Ở ngoài đó, vợ chồng tui suốt ngày cứ ở mãi trên rẫy. Mình chỉ lo làm để kiếm tiền cho anh em nó nộp học. Bọn nhỏ lớn rồi học hành thế nào thì tự lo. Chỉ có những kỳ thi xa nhà như thế này thì cha con tui mới có dịp gần gũi nhau”.

Ông Hồ Văn Kiệt (Lâm Đồng), làm nghề thợ hồ, do hoàn cảnh khó khăn nên con ông là Hồ Ngọc Hải chỉ thi có một đợt thi CĐ, thì nói khác: “Mình làm cha làm mẹ, dù nghèo khó nhưng phải cố gắng làm tròn trách nhiệm, đưa con đi thi cho thỏa ý nguyện của con, chứ công sức 12 năm đèn sách đâu có ít. Chỉ mong sao con đậu CĐ, học xong có tấm bằng ra đi làm cho đỡ khổ là được rồi. Mình đâu cần sau này con phải nuôi lại mình”.

Dù ở quê, hằng ngày vẫn sống ở nhà ngoại để đi học nhưng từ ngày được ngoại đưa lên Sài Gòn thi, Phan Tấn Phát (Cần Giuộc, Long An) vẫn không khỏi xúc động: “Kể từ ngày lên đây, em thấy thương ngoại nhiều hơn, đêm nào ngoại cũng đi mua nước, mua đồ ăn khuya cho em. Ngoại cứ nhắc em ngủ sớm để lấy sức mà thi, sáng thì ngoại lại dậy sớm, nhắc nhở đủ điều”. Còn bà Nguyễn Thị Tâm, bà ngoại của Phát, bộc bạch: “Cháu đi với mình thì mình phải lo. Chỉ cầu mong sao cho cháu đậu là tốt rồi”.

Bà Nguyễn Thị Thế (Tánh Linh, Bình Thuận), mẹ của Lê Anh Cường thi vào Trường CĐ GTVT 3, trọ tại khu ngoại trú (980/3 Hậu Giang, P.12, Q.6), nhớ lại: “Đợt vừa rồi đưa hắn đi thi ở Đà Lạt, đêm nào tui cũng phải thức tới 12 giờ để đôn đốc hắn học, khi nào hắn ngủ thì mình ngủ. Sáng 3g30 là gọi hắn dậy học bài. Biết hắn buồn ngủ nên mình phải luôn trông chừng, hễ hắn lim dim là đánh thức chứ không hắn ngủ trở lại”. Vừa xuống ở trọ tại đây được hơn một ngày, ông Trịnh Công Sơn (Buôn Ma Thuột), bố của Trịnh Quốc Bảo, cho hay: “Suốt cả ngày ông không dám đi ra ngoài chơi, phải ở lại phòng để trông nom con học tập và lo cơm nước”.

Sương khuya lạnh lẽo của trời Sài Gòn mà anh Võ Thành Xuân (Bình Định) vẫn ngồi đó nhìn con học. Anh ngồi đây “để thỉnh thoảng con xuống dẫn con đi uống ly sâm bổ lượng cho mát lòng”. Đôi mắt xa xăm anh chia sẻ: “Nó là đứa có chí, chăm học lại có hiếu nên tôi rất thương. Ở nhà nhiều lúc mình thức trắng đêm xem con học. Khi con đói là mình ra mua tô phở, gói mì cho con ăn ấm bụng ôn bài”.

Anh Thành Xuân vốn là bộ đội xuất ngũ về làm công chức nên nhiều khi phải thắt bụng lo cho con. Con anh thi vào Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cụm thi tại Qui Nhơn vừa xong. Nay anh đưa con vào đây thi thêm Trường CĐ Kinh tế. “Mình bảo con đậu CĐ thì học CĐ để mau ra trường phụ giúp cha mẹ nuôi hai em ăn học là nó nghe liền”.

Đến dãy nhà trọ miễn phí cho sĩ tử nghèo của một doanh nghiệp trên con đường nhỏ Ngô Văn Năm ở Q.1 vào lúc 23g30, chúng tôi bắt gặp chú Lý Ngọc Long (P.6, Mỹ Tho, Tiền Giang) đang ngồi trầm ngâm một mình. Chú làm nghề xe ôm, bốc vác và tất cả những nghề khác mà người ta thuê. Vợ chú bán quần áo ngoài lề đường. Chú chỉ có con gái duy nhất vừa thi ĐH xong, mai thi thêm trường CĐ. “Nhà nghèo đâu dám sinh nhiều. Ráng làm lụng lo cho nó ăn học đến nơi đến chốn là được” - chú Long chia sẻ.

Đồng hồ chuyển dần về 0g, trời cũng lạnh thêm. “Sao chú không ngủ mà thức khuya thế?”. Dụi mắt chú trả lời: “Khó ngủ quá chú mày ơi! Không biết con nó ôn bài xong chưa, ngủ chưa... Mai thi rồi, lo quá”. Đưa con lên được TP thi là cả một quá trình chuẩn bị của vợ chồng chú, “mình dự trù cả, nào tiền ở 40.000 đồng/đêm cho hai cha con, tiền ăn, chuẩn bị sữa bồi dưỡng cho con ôn bài...”. Thương con chăm học, người cha già chỉ biết động viên con ăn no để học và chú phải dò dẫm tìm đường đến điểm thi gần nhất, tránh kẹt xe kẻo con thi bị trễ giờ.

VĂN KÝ - QUANG PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên