* Bán sữa có melamine ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi)
* Bộ Y tế: mẫu gửi kiểm nghiệm của Á Châu chưa đồng nhất
![]() |
Nông dân lo lắng. Ảnh Tr.Phú |
Tuy nhiên, đây là một quyết định gây tranh cãi, vì nhiều chuyên gia cho rằng sữa có melamine không độc đến mức phải tiêu hủy, có thể chuyển mục đích sử dụng số sữa này làm thức ăn chăn nuôi, còn Bộ Y tế cho rằng quyết định cuối cùng phải đợi Chính phủ.
Tại Lạng Sơn, đoàn thanh tra sữa của Bộ Y tế đã kiểm tra tại cửa khẩu Chi Ma và Công ty TNHH Thành Long. Ông Hoàng Thủy Tiến - phó cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - cho biết chín tháng đầu năm, có 12,5 tấn sữa nguyên liệu Trung Quốc nhập khẩu VN. Trên thị trường có một số sản phẩm sữa nhập khẩu tiểu ngạch, nhưng nay thấy người kinh doanh không nhập thêm hàng về. Đoàn đã lấy hai mẫu bánh quy của Công ty Thành Long gửi Viện Dinh dưỡng xét nghiệm melamine.
Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp sản xuất sữa lớn, nhằm tăng cường tiêu thụ sữa nguyên liệu cho bà con nông dân bị ế thừa từ 2-10. Theo ông Hoàng Kim Giao - cục trưởng Cục Chăn nuôi, hiện hầu hết các doanh nghiệp đã mua đầy đủ sữa tươi nguyên liệu cho bà con chăn nuôi theo hợp đồng, thậm chí có nơi lượng sữa tươi mua còn tăng 5-10%. Với những trạm mua hiện còn ế sữa tươi, các doanh nghiệp cho rằng phải có đơn và cam kết cung cấp sữa đảm bảo yêu cầu vệ sinh, nhà máy sẽ xem xét mua cho bà con.
* Sở Y tế Quảng Ngãi vừa gửi văn bản yêu cầu Công ty Thủy Thân 1 ở đường Lê Thánh Tôn, TP Quảng Ngãi khẩn trương thu hồi các thùng sữa tiệt trùng Izzi HI-P sôcôla. Công ty Thủy Thân 1 đã nhập từ Công ty Hanoimilk 116 thùng sữa tiệt trùng Izzi HI-P sôcôla và phân phối đến các cơ sở bán lẻ trong tỉnh 62 thùng. 57 thùng sữa cùng loại lưu tại kho, đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh đã lập biên bản niêm phong và thu giữ.
Trước đó, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Quảng Ngãi đã phát hiện tại cửa hàng tạp hóa của bà Trần Thị Là (thị trấn Trà Xuân, huyện miền núi Trà Bồng) đang bày bán 16 hộp sữa Izzi HI-P sôcôla loại 180ml do Công ty sữa Hanoimilk sản xuất (loại sữa mà Viện Dinh dưỡng công bố có melamine và cho dừng lưu hành). Theo bà Là, trước đó bà đã tiêu thụ 32 hộp sữa cùng loại nói trên.
* Theo TTXVN, ngày 9-10 Bộ Y tế khẳng định: mẫu gửi kiểm nghiệm melamine tại các cơ quan kiểm nghiệm của Công ty cổ phần Á Châu là chưa đồng nhất về quy trình lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển, quy cách đóng gói... Vì vậy theo quy định, kết quả xét nghiệm melamine trong hai phiếu kiểm nghiệm chỉ có giá trị đối với từng mẫu đơn lẻ.
Trước đó, Công ty cổ phần Á Châu có công văn ngày 6-10-2008 gửi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc kiến nghị kết quả xét nghiệm melamine trong nguyên liệu thực phẩm Non Dairy Creamer có sự khác nhau giữa các cơ sở xét nghiệm. Công ty cổ phần Á Châu căn cứ biên bản lấy mẫu ngày 25-9 của Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, phiếu kết quả xét nghiệm ngày 29-9 của Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM, phiếu kết quả thử nghiệm ngày 2-10 của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và báo cáo kiểm nghiệm ngày 3-9 của Central Laboratory (Thái Lan) Co., Ltd có kết quả xét nghiệm không đồng nhất.
Để giải quyết một số kết quả xét nghiệm melamine giữa các trung tâm không thống nhất, ngày 7-10 bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định chỉ định ba đơn vị kiểm nghiệm trung ương được phép làm chức năng kiểm nghiệm trọng tài trong kiểm nghiệm xác định melamine có trong thực phẩm, gồm Viện Dinh dưỡng quốc gia, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP.HCM và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 TP.HCM.
Mẫu sữa tươi tiệt trùng Vinamilk nhiễm khuẩn E. coli Chiều 9-10, Phòng cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tiền Giang cho biết đã chuyển kết quả xét nghiệm lô hàng sữa Vinamilk bị nhiễm khuẩn E. coli sang thanh tra Sở Y tế để xử lý theo quy định. Trước đó, ông Nguyễn Công Phúc, ngụ ấp Phú Hòa, xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành (Tiền Giang) mua một thùng sữa tươi tiệt trùng có đường nhãn hiệu Vinamilk (50 gói/thùng). Uống hết khoảng nửa thùng, ông Phúc phát hiện các gói sữa căng phồng, vỡ ra, bốc mùi hôi thối. Ông Phúc khiếu nại, nhân viên Vinamilk đổi một thùng khác. Sử dụng tiếp 27 gói, ông Phúc phát hiện số sữa còn lại có hiện tượng giống thùng sữa trước đó. Ông tiếp tục khiếu nại nhiều lần nhưng công ty không giải quyết. Phòng cảnh sát môi trường gửi xét nghiệm. Kết quả cho thấy lô hàng sản xuất ngày 20-8-2008, hạn sử dụng 20-2-2009 có chỉ tiêu tổng số vi khuẩn hiếu khí, coliform và E. coli cao hơn gấp nhiều lần so với quy định. Ngày 8-10, làm việc với cảnh sát môi trường Công an tỉnh Tiền Giang, bà Hoàng Phương Mai - giám đốc Nhà máy sữa Thống Nhất, đại diện Vinamilk - xác nhận lô hàng trên của công ty. Diệu Hi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận