![]() |
Nhà thờ Hagia Sophia nhìn ra biển Marmara |
Đề cử Kỳ quan thế giới mới: Kim Tự Tháp CheopsĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà hát con sò SydneyĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Nhà thờ thánh BasilĐề cử Kỳ quan thế giới mới: Tượng nữ thần tự doBình chọn Kỳ quan thế giới mới: Hãy là một phần của lịch sử
Theo tiếng Hy Lạp Hagia có nghĩa là Linh Thiêng, Sophia có nghĩa là Sự thông minh. Để tồn tại được đến ngày hôm nay, Hagia Sophia đã trải qua bao sóng gió và bàn tay nhào nặn của nhiều nền văn minh, tôn giáo khác nhau.
Kiến trúc thay đổi theo thời gian
Hagia Sophia lần đầu tiên được xây dựng vào năm 360 sau CN trên nền một đền thờ thần Apollo, tác giả là Hoàng đế Constantius (con trai của Hoàng Đế Constantine). Thực ra mãi đến năm 430 cái tên Hagia Sophia mới được sử dụng còn trước đó nó có tên Nhà Thờ Lớn.
Kiến trúc này đã bị tàn phá hoàn toàn vào năm 404 trong một đợt binh biến. Ngay tại nền đổ nát cũ, Hoàng đế Theodosius II cho xây một công trình mới, hoàn thành vào năm 415 và một lần nữa nó bị phá hủy trong cuộc nổi loạn của Nika vào năm 532.
![]() |
Mái vòm chính của Hagia Sophi nhìn từ bên trong |
Cũng trong năm này, Hoàng đế Justinian ra lệnh xây lại nhà thờ. Và chỉ trong một thời gian kỷ lục là 5 năm, vào năm 537, Hagia Sophia công trình do 2 kiến trúc sư Anthemios và Isidoros đã hoàn thành với hình dáng tương đối giống ngày hôm nay.
Dục tốc bất đạt, vì thời gian hoàn thành quá ngắn mà tầm vóc công trình lại lớn đến như vậy (có tài liệu còn nói các bức tường của nhà thờ có nhiều vữa hơn là gạch và nhiều lúc lớp vữa thứ nhất chưa khô người ta đã xây chồng lên lớp thứ 2) nên tai nạn đã xảy ra vào năm 563 khi mái vòm đã bị sập xuống sau một trận động đất.
Một mái vòm mới được xây dựng lại và nhân dịp này nó đã được nâng cao thêm 6 mét. Sau đó vào các thế kỷ thứ 4 và 9, mái vòm được tu sửa thêm vài lần nữa sau các lần động đất.
![]() |
![]() |
Hagia Sophia nhìn từ bên ngoài cửa chính và gian chính bên trong nhà thờ (trái) |
Kiến trúc của Hagia Sophia nhìn từ bên ngoài mang dáng dấp byzantine nhưng sảnh đường lớn lại mang phong cách basilica (sảnh lớn với hai hàng cột dài hun hút). Từ nền nhà thờ, người ta xây dựng 4 cột lớn. Từ đây mọc lên kết cấu phối hợp giữa 4 vòm nửa - cuốn và 4 vòm tam giác. Mái vòm chính khổng lồ với đường kính 31 mét, với 40 cửa sổ riêng rẽ trên đó được đặt trên 8 đỉnh của 8 kết cấu vòm bên dưới.
Mái vòm được trang trí bằng các chữ viết thư pháp Ảrập trong khi các cột được sơn màu xanh và tím (màu đặc trưng của byzantine). Ngoài ra nó còn được trang trí bằng vô số những bức trang tường.
![]() |
![]() |
Kết cấu vòm phụ bên trong Hagia Sophia | Ban thờ bằng cẩm thạch bên trong Hagia Sophia |
Gian giữa của Hagia Sophia rộng 38 mét. Và sự bí ẩn nhất của Hagia Sophia nắm chính ở nơi này. Có lẽ với kết cấu mái vòm chính hình con sò và 40 cửa sổ trên đó nên ánh sáng có thể đi vào từng ngóc ngách ở không gian bên trong nhà thờ.
Mục đích sử dụng thay đổi theo thời gian
Constantius đã xây Nhà Thờ Lớn với mục đích tạo ra một nhà thờ Chính thống giáo. Cho đến khoảng thời gian 1204-1261, trước làn sóng xâm lấn của Latin, Hagia Sophia trở thành nhà thờ Thiên chúa giáo.
![]() |
Gian chính của Hagia Sophia với ánh sáng chỉ có tại nhà thờ này |
Đến khi Constantinople sụp đổ, vua Mehmed II thuộc dân tộc Ottoman Thổ lên trị vì tại khu vực này, Hagia Sophia bị biến thành một ngôi đền hồi giáo. Trong thời gian được sử dụng như một đền thời hồi giáo, xung quanh Hagia Sophia đã mọc lên những ngọn tháp mà ngày nay chúng ta có thể thấy.
Suốt thời gian này cho đến mãi đầu thế kỷ 20, các bức họa Thiên chúa giáo trên tường đã bị che lấp bằng vữa nhiều lần. Sau này khi trùng tu Hagia Sophia, người ta đã cạo những lớp vữa trên tường, để lộ các bức tranh tường như lúc ban đầu. Tuy nhiên những người trùng tu đã tạo ra được sự hòa hợp giữa đặc trưng Thiên chúa giáo ban đầu và các thay đổi Hồi giáo sau này bên trong Hagia Sophia.
Đến năm 1934, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ quyết định biến Hagia Sophia thành một viện bảo tàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận