![]() |
Ảnh minh họa |
Trong báo cáo đến khách hàng gần đây, Ken Polcari, Giám đốc môi giới ICAP LLC (IAPLF), người giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán New York, cho rằng những lý do khiến các nhà đầu tư lo lắng ở thời điểm này. Đó là:
Chính trị bất ổn ở Trung Đông và tác động về giá dầu: Các thị trường đã bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn và căng thẳng ở Trung Đông. "Nó tạo ra căng thẳng - người ta dự định bán cổ phần của mình và chuyển thành tiền mặt hoặc vàng" ông Polcari nhận định.
Giá dầu tăng cao đã gây ra làn sóng bán tháo trên thị trường - do giá dầu leo thang kéo theo gần như tất cả mọi thứ tăng giá trên toàn thế giới. Chi phí vận chuyển, giá hàng không làm cho thực phẩm và năng lượng cũng như sản xuất của hàng ngàn sản phẩm gia tăng do sự gián đoạn nguồn cung dầu.
Tiếp tục khủng hoảng nợ ở châu Âu: Trong khi cuộc khủng hoảng tại khu vực này đã rơi khỏi tầm ngắm của truyền thông trong tháng qua, thì vấn đề nợ của Bồ Đào Nha, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha đã không được giải quyết. Sự vỡ nợ của một trong bất kỳ quốc gia này sẽ gây sốc thị trường thế giới.
Áp lực lạm phát toàn cầu: Mặc dù FED cho biết lạm phát của Mỹ thấp nhưng người dân ở các khu vực khác của thế giới đang cảm thấy “sức nóng” của nó – khi thực phẩm và giá năng lượng tăng vọt. Kết quả? "Mọi người đang nổi loạn" ông Polcari trình bày. Chính trị bất ổn đang càn quét trên khắp Trung Đông một phần bởi vì mọi người không thể chăm sóc gia đình của họ khi giá tăng vọt. Đừng nghĩ rằng nó không thể xảy ra ở nơi khác.
Làm gì để kiểm soát lo âu?
David Caruso, Giám đốc điều hành của Công ty quản lý tài sản Coastal Capital, cho rằng các nhà đầu tư thường xuyên bị chi phối cảm xúc trước những hậu quả của thiên tai và bất ổn chính trị và "lúc nào cũng có các quyết định sai lầm tại thời điểm sai lầm".
"Theo kết quả của 2007-2008 cho thấy nhà đầu tư đã sợ và khi sợ hãi chúng ta trở nên phòng thủ” ông ám chỉ tới cuộc suy thoái gần đây. Hy vọng của ông là các nhà đầu tư sẽ tiếp tục để đồng tiền của mình hoạt động và không quá hoảng sợ những sự kiện gần đây bởi vì nếu “để đồng tiền đứng yên thì những gì họ nhận được gần như là số 0”.
Ngay cả khi gặp rắc rối bởi các sự kiện gần đây, các nhà đầu tư nên cẩn thận đánh giá những thay đổi đột ngột để phân bổ danh mục đầu tư thật hợp lý. Vì thế, cách tốt nhất nên làm trong thời điểm này là:
Đừng hoảng sợ: Andy Goldberg, giám đốc điều hành và nhà chiến lược thị trường của JP Morgan khuyến cáo “tin xấu đối với người này có thể là cơ hội cho những người khác. Trong lịch sử, nhìn vào những gì xảy ra sau thảm họa, ngắn hạn bạn có thể chịu tác động nhưng với nỗ lực xây dựng lại thì sự tăng trưởng và đầu tư đã thực hiện khá tốt.
Những phản ứng trên thị trường có thể mang đến cơ hội cho nhiều người. Nhiều nhà đầu tư cá nhân nhìn thấy thảm họa, họ rời bỏ thị trường; các nhà đầu tư am hiểu nhìn thiên tai, chờ đợi cho mọi người bán tháo và sau đó họ mua vào".
Giữ nguyên chiến thuật đa dạng hóa đầu tư: Cuộc khủng hoảng ở Nhật Bản cho thấy rằng sự phụ thuộc duy nhất vào bất kỳ quốc gia, thậm chí của riêng bạn, có thể phản tác dụng. Nếu bạn chỉ đầu tư vào cổ phiếu năng lượng, chính trị hỗn loạn ở các nước sản xuất dầu và những lo ngại gia tăng về năng lượng hạt nhân có thể ảnh hưởng nặng nề đến danh mục của bạn.
Biết những gì bạn có và tại sao: Đánh giá sự phân bổ đầu tư trên diện rộng và đảm bảo rằng chúng phù hợp với các mục tiêu và ý định của bạn.
Caruso cho thấy rằng những nhà đầu tư chiến thuật nên sử dụng đường trung bình 200 ngày để đánh giá hơn là phản ứng với những tin tức trong ngày.
"Mọi người cần quản lý danh mục đầu tư của họ nhìn vào ba điều quan trọng: Định giá - xem xét lịch sử hoạt động của các cổ phiếu định đầu tư; xem các nguyên tắc cơ bản - nền kinh tế đang phát triển, và đó là một dấu hiệu tích cực; sử dụng tín hiệu kỹ thuật để quyết định khi nào vào và khi nào ra khỏi thị trường", Caruso phân tích thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận