![]() |
Bé Nguyễn Mộng Hồng thường xuyên bị cha đánh để lại nhiều vết sẹo trên người - Ảnh: C.T.V. |
Ngày 17-9, người dân quận Tân Phú, TP.HCM thông tin cho chúng tôi biết có một bé trai tên Nguyễn Mộng Hồng, 11 tuổi, đang học lớp 6 (ngụ phường Phú Thạnh) thường xuyên bị cha đánh dã man.
Đánh con bằng... chày
Ngay trong ngày, cán bộ phụ trách trẻ em phường Phú Thạnh, ban điều hành khu phố, tổ trưởng dân phố tìm đến nơi em Hồng đang tạm trú với cha. Tại đây chúng tôi được biết em Hồng đã được mẹ là bà Nguyễn Thị Mộng (sinh năm 1971, không còn ở với cha em Hồng) đưa đi chỗ khác, hiện không có địa chỉ liên lạc.
Khi trao đổi về những vết sẹo chằng chịt trên người em Hồng và vô số vết hằn bầm tím do bị đòn roi (căn cứ theo bức ảnh do UBND phường Phú Thạnh cung cấp), cha em là ông Trương Thế Kỷ (sinh năm 1931) thừa nhận có dùng roi đánh đập con trai nhiều năm nay nên em Hồng mới có sẹo.
Ông Kỷ nói: “Tôi đánh vì tôi thương Hồng và muốn dạy dỗ nó nên người. Mỗi năm học nó đều lục lấy tiền của tôi vài lần từ 100.000-300.000 đồng để ăn quà vặt trong trường, mua truyện tranh và phân phát tiền cho các bạn học”.
Ông Kỷ phân trần thêm: “Tôi không dùng dây điện đánh con, cũng không dùng dây đàn siết cổ con như lời mẹ cháu nói mà chỉ dùng chày giã ớt đánh vào tay nó, chủ yếu để răn dạy. Thậm chí tôi dọa rằng nếu lần sau tái phạm nó sẽ bị chặt tay. Vết sẹo trên mặt Hồng là do tôi đánh bằng roi mà nó cứ xoay vòng vòng né nên trúng mặt chảy máu để lại sẹo”.
Giải pháp tốt nhất là xử lý nghiêm Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Mỹ Linh, vấn đề quan trọng nhất để hạn chế tình trạng bạo lực vẫn là giáo dục từ gia đình. Nếu cha mẹ, người thân đánh đập, chửi bới con thì hành vi ấy sẽ ảnh hưởng, tác động xấu đến trẻ rất nhiều. Tương lai, lối ứng xử của trẻ là lối ứng xử chung của gia đình. Trẻ em sẽ lập trình lại y chang cách cha mẹ đối xử với mình. Điều cần lưu ý là xã hội hiện nay sống ít tình cảm, một số người lớn không làm trẻ thấy tình yêu thương bằng cảm xúc tích cực. Giải pháp tốt nhất hiện nay là mọi hành vi bạo hành trẻ em phải được xử lý nghiêm để các bậc cha mẹ thay đổi nhận thức “thương cho roi cho vọt”. |
Bà Nguyễn Thị Kim Oanh - cán bộ phụ trách chăm sóc trẻ em phường Phú Thạnh - cho biết: “Chúng tôi từng nhận được thông tin bé Hồng bị cha đánh năm 2007 và cũng đã nhắc nhở ông Kỷ. Nhưng do vợ chồng ông Kỷ không còn ở với nhau nên cũng có nhiều vấn đề hơi phức tạp trong việc giành quyền nuôi con mà chính quyền địa phương không giải quyết được. Lần này chúng tôi sẽ đề nghị UBND phường mời cả cha và mẹ bé Hồng đến để làm cam đoan về việc chăm sóc, nuôi dạy bé Hồng”.
Đa chấn thương tâm hồn
Tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM, Hạ - bé gái bị mẹ đánh dã man tại Củ Chi - ngồi như tượng suốt mười phút vẫn không nói nên lời. Cô bé mới 8 tuổi đã cố gắng kìm nén cơn xúc động khi nhắc về những trận đòn roi khốc liệt ở gia đình.
Giương đôi mắt đỏ hoe, bé nói: “Mẹ đánh con nhiều lắm, đau lắm, con không thể nhớ hết, nhưng nhớ nhất là mẹ nhét giẻ vào mồm nhốt con vào chuồng gà. Mẹ đổ cơm ra đất cho con ăn. Mẹ đè đầu con vào xô nước nhấc lên nhấc xuống để con không thở được. Mẹ đánh con gãy răng. Mẹ lấy cây đánh vào đầu, đập vào lưng, tay, chân con...”.
Bé Hạ trước đây ở với mẹ cha (quê ở Bắc Giang) là bà Dương Thị Loan (sinh năm 1978) và ông B.V.T. (sinh năm 1974) tạm trú tại xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM. Mỗi khi bé Hạ nghịch dơ hay lục lọi đồ đạc trong nhà thì bị mẹ đánh đòn. Bà Loan đã bị hai địa phương (Hóc Môn và Củ Chi) lập biên bản vì đánh con.
So với trường hợp bé Hạ thì hoàn cảnh bé Thiện Hữu (7 tuổi, ngụ Trung An, Củ Chi) bi đát kiểu khác. Bé Hữu mồ côi cha mẹ. Hình ảnh còn lại trong trí nhớ bé là: “Cha con bị xe đụng chết trước. Ngày mẹ con chết, mẹ kêu con lại nói con đã 5 tuổi, bây giờ con không còn cha mẹ, ráng sống.
Con được chuyển qua ở nhiều gia đình lắm, khoảng mười gia đình, đến khi ông Mỏn cà phê đưa con đến gửi thầy C., con ở được một năm nay. Mọi người nói thầy C. là cha nuôi của con nhưng thầy đánh con dữ lắm. Thầy bắt con học kinh, con học không thuộc thì thầy nhéo, đánh con bằng tay, bằng chân, bằng cây. Có lúc con bị tét đầu, tét cằm, bầm mắt. Con bị thầy tạt nước sôi vào ngực vẫn còn sẹo”.
Theo biên bản lời khai của Công an xã Trung An, có hai người làm chứng về việc bé Thiện Hữu bị thầy C. đánh.
Chúng tôi tìm gặp ông E. (còn gọi là thầy C.). Ông E. đã có vợ con, hiện đang trụ trì cho một ngôi chùa của gia đình. Ông cho rằng Thiện Hữu rất lì đòn. Đánh bé, bé còn nói đó là gãi ngứa. Ông bảo: “Tôi có đánh Hữu nhưng với mục đích dạy dỗ cháu chứ không ghét bỏ”.
Trước những thương tích và nguyện vọng của bé Hữu, ngày 7-7, Phòng lao động - thương binh và xã hội huyện Củ Chi đã có văn bản đề nghị giám đốc Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM tiếp nhận nuôi dưỡng bé tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề thiếu niên TP.HCM.
Không ai can thiệp?
Em T., 17 tuổi, con trai chị S. (ngụ phường 19, quận Bình Thạnh) 17 năm qua bị cha bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần. Ông H., cha T., thường xuyên uống rượu say xỉn đánh đập và chửi bới em. Gần đây ông liên tục bạo hành em về mặt tinh thần.
Chị S. rưng rưng nước mắt kể: “Không chỉ nó bị bạo hành dã man mà bản thân tôi cũng bị ông ấy đánh đập, chửi rủa rất thậm tệ. Tôi không biết phải làm sao. Tôi ước sao những người xung quanh can ngăn, khuyên bảo ông ấy kịp lúc chứ đợi chính quyền, đoàn thể đến thì mọi chuyện đã rồi. Công an đến cũng chỉ lập biên bản chồng tôi gây rối trật tự công cộng, không thể làm gì khác hơn rồi sau đó mọi thứ lại như cũ, không cơ quan nào can thiệp nữa vì ai cũng nghĩ đây là chuyện riêng của gia đình tôi”.
Bà Phan Thanh Minh, trưởng phòng chăm sóc trẻ em Sở Lao động - thương binh và xã hội TP.HCM, thừa nhận các cơ quan nhà nước hiện nay chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề bạo hành trẻ em. Các cơ quan hầu như biết mới can thiệp được. Nếu hàng xóm không báo, khu phố không thông tin thì công an cũng không biết để can thiệp.
Hôm nay, phúc thẩm vụ giết cha của Phan Minh Mẫn Theo kế hoạch, hôm nay (21-9) tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ án giết cha của bị cáo Phan Minh Mẫn, 20 tuổi, sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế nghiệp vụ Phú Lâm. Ngày 17-7-2010, Mẫn đã bị TAND TP.HCM xử sơ thẩm, kết án tử hình về tội danh giết người. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Mẫn đã có đơn kháng cáo xin giảm án, đồng thời gia đình Mẫn (cũng là gia đình nạn nhân) có đơn xin tòa phúc thẩm giảm án tử hình cho Mẫn. Sau khi Tuổi Trẻ thông tin vụ án (“Thảm cảnh gia đình”, Tuổi Trẻ ngày 23-7), đã có nhiều ý kiến của chuyên gia, bạn đọc cho rằng bản án tử hình đối với Mẫn có phần quá nghiêm khắc. |
Theo bạn, người mẹ ruột hành hạ bé Như Ý là do:
Một cách trả thù người chồng Đài LoanĐể tự do sống với chồng mớiBản tính dã man, có vấn đề tâm lýLý do khác
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận