21/03/2008 13:50 GMT+7

Đầu DVD: Hàng ngoại đẩy dạt hàng nội

Theo TRỌNG HIỀN - Sài Gòn Tiếp Thị
Theo TRỌNG HIỀN - Sài Gòn Tiếp Thị

Đầu DVD của các thương hiệu trong nước như Tiến Đạt, Châu Electronic phải tìm đường về tỉnh lẻ sau khi hàng ngoại giảm giá mạnh.

81H9Ytxz.jpgPhóng to
Khách đang chọn hàng theo đúng "gu" dùng. Ảnh: M.P
Đầu DVD của các thương hiệu trong nước như Tiến Đạt, Châu Electronic phải tìm đường về tỉnh lẻ sau khi hàng ngoại giảm giá mạnh.

Người dân ở các đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng... đang có xu hướng dùng đầu đĩa quang của Sony, Toshiba, Panasonic, Samsung, LG... Đa số những sản phẩm này được lắp ráp tại Việt Nam, trừ một vài thương hiệu như Pioneer, Denon... nhập nguyên chiếc.

Bà Nguyễn Thị Quyền, phó giám đốc marketing của hệ thống siêu thị Thiên Hoà nhận xét: “Ở địa bàn TP.HCM, hàng ngoại bán rất chạy vì người tiêu dùng chú trọng đến thương hiệu và độ bền, so với cách nay 1 – 2 năm họ thường chọn sản phẩm giá rẻ”.

Một trung tâm sửa chữa thiết bị điện tử ở quận 1 cho biết, hàng mang sửa chữa tại đây chủ yếu là của thương hiệu ngoại, hàng do doanh nghiệp Việt Nam lắp ráp không còn được mang đến nhiều như trước.

Hiện nay, đầu DVD của những thương hiệu ngoại giảm giá nhiều. Ngoài ưu thế kiểu dáng mỏng nhẹ, đầu DVD ngoại tích hợp nhiều tính năng mới như cổng USB, đọc được đĩa có độ phân giải cao HD, đọc được đa định dạng (DVD-RW, MP3, WMA, jpeg, MP4), có chế độ chuyển nhanh lên đến 128X...

Giá tham khảo tại các siêu thị

Samsung HD870 (đọc được chuẩn HD): 1,29 triệu đồng; Samsung P720K: 790.000 đồng; Sony NS51P và JVC N350P: 1,09 triệu đồng; LG DV276: 799.000 đồng; Sony NC66K: 2,29 triệu đồng; Samsung P450: 690.000 đồng; Ariang DH-900S và Arirang DVD-DH905S: 620.000 đồng; Vitek CK100/200/300 và 400: từ 2,1 - 3,8 triệu đồng; VTB (15 model): từ 490.000 đồng - 2,1 triệu đồng; Ascent DV 9000MP: 630.000 đồng

Bên cạnh đó, đặc tính “kén đĩa” trước đây của hàng ngoại đã được nhà sản xuất khắc phục. Điều này khiến cho đầu DVD thương hiệu nội địa càng khó tìm được người mua. Đó là chưa kể chênh lệch giá so với hàng nội chỉ chừng 10 – 30% (xem box).

Một số đầu DVD nhãn hiệu trong nước cũng có những tích hợp công nghệ như cổng USB để nghe nhạc từ ổ cứng di động, cổng VGA để xem phim trên màn hình máy tính, đọc được text trên đĩa CD... Nhưng những model này giá chỉ thấp hơn hàng ngoại khoảng trên dưới 100.000 đồng, mức chênh lệch không đáng kể. Một số đầu DVD không có tên hãng sản xuất mà chỉ xuất hiện tên chung chung, chất lượng sản phẩm không ổn định, tuổi thọ không cao.

Từ sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, các hãng nước ngoài đang tăng cường biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Bà Vân Quỳnh, đại điện Samsung Việt Nam cho biết sắp tới hãng sẽ có nhiều hoạt động hỗ trợ các siêu thị điện máy để tăng tốc độ tiêu thụ đầu DVD.

Trước tình hình này, các đầu DVD do doanh nghiệp Việt Nam lắp ráp đang chuyển thị trường về các tỉnh nhỏ, chẳng hạn Ariang (của công ty dịch vụ Phú Nhuận - Masesco), California (Châu Electronic), Tiến Đạt, Ascent và nhiều model không rõ tên tuổi do các cửa hàng ở chợ Nhật Tảo lắp ráp từ linh kiện Trung Quốc và dán bất kỳ nhãn hiệu nào đó để bán trên thị trường.

Theo TRỌNG HIỀN - Sài Gòn Tiếp Thị
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên