Phóng to |
Ông Phan Văn Thanh, giám đốc Công ty Nhựa Sài Gòn |
* Vì sao Nhựa Sài Gòn lại chọn đầu tư ở Lào mà không là Trung Quốc, Campuchia... chẳng hạn?
- Một trong những lý do chính khiến chúng tôi quyết định đầu tư tại Lào đó là chủ trương chủ động trong hội nhập. Điều tôi muốn nói ở đây là trong bối cảnh hội nhập, việc đầu tư tại Lào hay VN đều giống nhau, nhưng xét về mặt hiệu quả và điều kiện thì hoàn toàn khác nhau.
Mặt khác, hiện nay ở Lào đang có chính sách kêu gọi đầu tư rất thoáng, tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư như giảm thuế, thủ tục thông thoáng... Do vậy, nếu dùng 1,3 triệu USD để đầu tư xây dựng một nhà máy ở Lào hiệu quả sẽ rất cao.
* Tuy nhiên, theo một kết quả khảo sát mới đây cho thấy rất nhiều mặt hàng Thái Lan, trong đó có các sản phẩm nhựa, đang chiếm 70-80% thị phần tại thị trường Lào hiện nay. Liệu có mạo hiểm không khi Nhựa Sài Gòn quyết định đầu tư tại đây, thưa ông?
- Trước khi chúng tôi tiến hành khảo sát xây dựng nhà máy đã có tính toán rất kỹ cho đầu ra sản phẩm của mình. Chúng tôi cho rằng khi sản xuất tại Lào, sản phẩm Nhựa Sài Gòn chắc chắn sẽ cạnh tranh được với hàng Thái Lan. Bởi chỉ tính riêng phí vận chuyển từ VN sang đây giá thành sẽ khác hẳn so với sản phẩm được sản xuất ngay tại Lào.
Mặt khác, vị trí nhà máy đang xây dựng cách biên giới Thái Lan chỉ 1km nên cũng là một lợi thế cạnh tranh để chúng tôi đưa hàng vào thị trường đông bắc Thái Lan, Myanmar...
Theo Bộ Kế hoạch - đầu tư, tính đến tháng 1-2004 đã có trên 100 dự án của các DN VN đầu tư tại 26 nước và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là Nga, Mỹ, Lào... với tổng số vốn khoảng 216 triệu USD. |
- Theo thiết kế, nhà máy khi đi vào hoạt động (dự kiến trong tháng 6-2004) sẽ có công suất 800-1.000 tấn sản phẩm/năm, và nếu sản phẩm tiêu thụ tốt chúng tôi sẽ tiếp tục nâng công suất lên cao hơn nữa.
Chúng tôi dự tính sẽ thu hồi vốn nhà máy trong vòng bảy năm. Sau đó Nhựa Sài Gòn sẽ tính đến việc đầu tư sang Campuchia. Hiện chúng tôi đang làm thủ tục mở đại lý tại Campuchia và khi đã có được thị trường, chúng tôi sẽ tính toán chuyện xây dựng nhà máy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận