![]() |
Thí sinh xem đáp án môn Vật lý trên báo Tuổi Trẻ - Ảnh: T.B.D |
Đáp án 3 môn thi ĐH khối A | ||||||||
Gợi ý |
Đáp án |
Đề thi |
||||||
Toán |
||||||||
Vật lý |
||||||||
Hóa học |
.....................................................................................................................................
Nhận định và đề thi môn hóaNhững thí sinh vượt đại ngànLần đầu "Tiếp sức mùa thi"
Ghi nhận tại nhiều điểm thi khu vực Thủ Đức, TP.HCM sau khi kết thúc môn Hóa sáng nay, nhiều thí sinh đánh giá đề Hóa năm nay tương đương như năm ngoái, độ khó không nhiều, trong ba môn thi, môn lý sẽ thấp điểm nhất.
![]() |
Gợi ý đáp án môn toán và lý của báo Tuổi Trẻ được nhiều thí sinh mua sau khi kết thúc môn hóa - Ảnh: Phước Tuần |
Nhiều thí sinh đánh giá nhìn chung đề Hóa cũng không khó lắm, tỷ lệ câu hỏi lý thuyết không nhiều mà thay vào đó là những câu hỏi định tính. Nhiều câu suy đoán kết quả chuỗi phản ứng hóa học hơi phức tạp.
Bạn Nguyễn Huy Minh (Mộ Đức, Quảng Ngãi) cho biết: “Đề Hóa năm nay mức độ tương đương năm ngoái, các câu hỏi trải đều kiến thức. Tỷ lệ câu hỏi lý thuyết định tính hơi phức tạp, đòi hỏi kiến thức phải chắc mới phân tích được đề bài. Câu hỏi bài tập lắc léo, thí sinh phải dùng nhiều phép tính mới ra kết quả. Trong ba môn thi có lẽ vật lý là khó nhất”.
![]() |
Các thí sinh tại điểm thi trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có thể nở những nụ cười sau khi kết thúc môn thi cuối cùng sáng 5-7 - Ảnh: Phước Tuần |
Nguyễn Như Ý - thí sinh nữ đến từ Lâm Hà, Lâm Đồng, cho rằng đề Hóa dễ hơn năm trước. Những câu hỏi tập trung ở các kiến thức và bài tập mẫu SGK, các bài nhận biết, chuỗi phản ứng cũng không khó lắm nhưng muốn làm được thí sinh phải cẩn thận. Ý dự đoán điểm chuẩn năm nay của khối A cũng sẽ tương đương như năm ngoái.
Một thí sinh cho rằng số lượng câu lý thuyết và bài tập đồng đều nhau, tuy nhiên phần tính toán hơi dài, có khả năng làm không kịp giờ. Đặc biệt, lý thuyết mang tính vận dụng, lý thuyết thuần túy chỉ khoảng từ 5 - 10 câu. Đây là những câu mà những TS học thuộc lòng làm được.
TS Trần Văn Nghĩa (Quảng Bình), dự thi vào Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đánh giá: “Kiến thức của TS phải mang tính hệ thống mới làm đúng hết phần lý thuyết. Tỷ lệ câu lý thuyết của chương trình chuẩn và chương trình nâng cao không đều nhau. Nhìn chung, đề tương đối khó. Em đoán năm nay điểm khối A sẽ thấp và số điểm cao cũng ít hơn”.
Trong buổi đi kiểm tra kỳ thi tuyển sinh 2010 tại Trường ĐH Hồng Bàng của Bộ GD-ĐT sáng 5-7, ông Đỗ Quốc Anh, vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tiếp tục nhắc nhở trường này về việc phải thực hiện quy định 40 thí sinh/phòng thi. Tại điểm thi này, nhà trường đã quên dán danh sách các vật dụng thí sinh được và không được phép mang vào phòng thi. “Năm nay, lãnh đạo Bộ GD-ĐT chỉ đạo phải yêu cầu các trường thực hiện nghiêm những quy định này” - ông Đỗ Quốc Anh nói. Cũng trong giờ thi môn hóa, tại điểm thi của Trường ĐH Hồng Bàng (đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khá nhiều thí sinh đã… say sưa ngủ ngon lành trong phòng thi có máy lạnh.
![]() |
Nhiều thí sinh ngủ trong giờ thi môn hóa, ảnh chụp tại HĐT ĐH Hồng Bàng TP.HCM - Ảnh: Trần Huỳnh |
Sáng nay tại Học viện Hàng không, thí sinh Nguyễn Hồ Phương Anh tiếp tục dự thi môn hóa sau ca mổ nội soi ruột thừa chiều 4-7. Trong buổi thi môn lý thí sinh này bị đau ruột thừa cấp (đã có giấy hẹn mổ của bệnh viện vào chiều 4-7), người phát sốt, tuy nhiên vẫn ráng làm hết bài thi. Ngay sau khi hết thời gian làm bài, trường đã dùng xe đưa thí sinh này đến thẳng nơi mổ đúng theo giờ hẹn của bác sĩ.
Trong khi đó, sáng nay nhiều phụ huynh đưa con đi thi kèm theo hành lý lỉnh kỉnh. Theo những phụ huynh này, sau khi kết thúc môn thi sẽ tranh thủ di chuyển sang nơi khác để tiếp tục dự thi đợt hai. Chị Nguyễn Thị Lan (Đức Hòa, Long An) có con dự thi vào Trường ĐH Hoa Sen (điểm thi Trường THCS Nguyễn Hiền, Q.12, TP.HCM) cho biết sau khi xong môn hóa, hai mẹ con sẽ bắt xe xuống Thủ Đức tìm phòng trọ chuẩn bị đợt 2 thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM.
Trong khi đó chú Lê Tấn Nam (Đắc Lắc) trong lúc chờ con tại điểm thi Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng tay xách nách mang hai giỏ hành lý. “Dọn đi luôn để đỡ mắc công quay về và phải trả tiền thêm. Trưa nay hai cha con đón xe ra Nha Trang luôn để cháu nó thi đợt 2” - chú Nam nói. Tại hội đồng thi Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, bác Lê Thị Tuyết (Bình Phước), cho biết: “Chi phí ở Sài Gòn đắt quá, mới có ba ngày ở đây mà đã hết gần 1.500.000đ. Về sớm cho lo chuyện chuyện rẫy nương nữa, mấy anh đưa cháu đi thi mà cứ lo lắng hoài”.
8g45 sáng nay, các thí sinh dự thi khối A đã hoàn thành bài thi môn hoá cũng là môn thi cuối cùng của đợt thi này. Với thời gian thi chỉ có 90 phút và là môn thi cuối cùng, các thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng có phần nhẹ nhõm hơn hai môn thi trước.
Vừa ra khỏi phòng thi, các thí sinh dự thi vào trường ĐH Mỏ địa chất tại điểm thi trường THCS Chu Văn An (Hà Nội) tỏ ra khá hài lòng: “Đề thi đỡ khó nhất trong cả ba môn, cũng không quá dài như môn vật lý. Nhưng có những câu chỉ những bạn học khá giỏi mới làm được”. Vì thế nhiều thí sinh cho biết tuy làm hết tất cả các câu trắc nghiệm nhưng chỉ chắc chắn được khoảng trên 50% còn lại là những câu không chắc có làm đúng hay không.
Ở môn thi cuối cùng, tiếp tục có thí sinh bị đình chỉ thi vì điện thoại di động. Ông Đoàn Văn Vệ, trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) cho biết: "Làm bài thi được 30 phút, một nam thí sinh dự thi tại điểm thi trường trung học Nông nghiệp bị cán bộ coi thi nghi ngờ. Khi được yêu cầu kiểm tra, thí sinh này mới nhớ ra đã quên điện thoại điện thoại trong túi quần. Mặc dù điện thoại để ở chế độ tắt nhưng theo đúng qui chế, hội đồng coi thi đã lập biên bản đình chỉ thi. Một trường hợp quá đáng tiếc, xử lý kỷ luật thí sinh này mà bản thân chúng tôi cũng rất buồn và tiếc cho em vì đã thi đến môn cuối cùng mà còn để xảy ra sơ suất đáng tiếc phải trả giá quá đắt, hủy kết quả toàn bộ kỳ thi”.
Tại trường ĐH Giao thông vận tải, ông Trần Đắc Sử - hiệu trưởng nhà trường - cho biết trường cũng phải xử lý đình chỉ thi đối với hai thí sinh mang điện thoại di động, một thí sinh dự thi tại trường tiểu học Dịch Vọng A và một dự thi tại cơ sở 2 TP.HCM. Trường ĐH Ngoại thương đến sáng này cũng có một thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động. Thí sinh này cũng nhét điện thoại đã tắt trong người và bị cán bộ coi thi phát hiện. Tương tự, một thí sinh dự thi vào trường ĐH Kinh tế quốc dân tại điểm thi trường THPT Hoàng Văn Thụ (Q.Hoàng Mai) cũng bị đình chỉ thi vì mang điện thoại di động đã tắt máy trong người
Tại Trường ĐH Hàng hải (Hải Phòng), ông Nguyễn Đức Trọng, trưởng phòng Đào tạo cho biết, trường có duy nhất một trường hợp bị xử lý kỷ luật lại cũng là đình chỉ thi một thí sinh vô tình mang điện thoại di động vào phòng thi.
![]() |
Soát lại phần bài đã làm sau khi thi môn Hóa tại đại học Kinh tế Quốc dân - Ảnh: Vĩnh Hà |
Kết thúc ba môn thi, đại diện nhiều trường ĐH lớn ở HN như Học viện Tài chính, ĐH Mỏ địa chất, ĐH Kinh tế quốc dân, Học viện Ngân hàng đều dự đoán: Nhiều khả năng sẽ không có sự dao động lớn về điểm chuẩn của năm nay so với năm trước. ĐH Mỏ địa chất dự đoán điểm chuẩn sẽ giao động khoảng 15- 18 tuỳ theo ngành. Trường cũng chủ trương dành một phần chỉ tiêu tuyển NV2.
Còn theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc học viện Tài chính thì dự đoán điểm chuẩn ở mức 22-23 điểm, Học viện Ngân hàng khoảng 22,- 25 điểm tùy ngành. Tuy nhiên, theo các trường, việc dự đoán chỉ trên cơ sở tỷ lệ chọi, độ khó của đề thi và khả năng thu hút thí sinh ở trình độ nào (thực tế các năm trước), dữ liệu quan trọng nhất vẫn là kết quả thi thực tế của thí sinh.
Bộ GD-ĐT cho biết trưa nay, ngày 5-7, đáp án chính thức của ba môn thi khối A sẽ được công bố.
Sáng 5-7, ông Trương Trọng Ánh - phó trưởng phòng Đào tạo (ĐH Nha Trang) cho biết vừa đình chỉ 3 thí sinh do phát hiện mang tài liệu và điện thoại di động vào phòng thi môn Hóa
Ở môn thi toán, tại địa điểm thi Nha Trang (TSN) có 6.239 thí sinh dự thi/7.098 thí sinh đăng ký, đạt tỉ lệ 87,90%; tại địa điểm thi Bắc Ninh (TSB) 670 thí sinh dự thi/820 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 81,71%; tại địa điểm thi Cần Thơ (TSS) có 52 thí sinh dự thi/66 thi sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 78,79%; tính chung toàn trường có 6.961 thí sinh dự thi/7.984 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 87,19%.
Ở môn thi vật lý, tại địa điểm thi Nha Trang có 6.218 thí sinh dự thi/7.098 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 87,60%; tại điểm điểm thi Bắc Ninh có 670 thí sinh dự thi/820 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 81,71%; tại địa điểm thi Cần Thơ có 52 thí sinh dự thi/66 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 78,79%; tính chung toàn trường có 6.940 thí sinh dự thi/7.984 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 86,92%.
Ở môn thi hóa học, tại địa điểm thi Nha Trang có 6.207 thí sinh dự thi/7.098 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 87,45%; tại địa điểm thi Bắc Ninh có 670 thí sinh dự thi/820 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 81,71%; tại địa điểm thi Cần Thơ có 52 thí sinh dự thi/66 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 78,79%; tính chung toàn trường có 6.929 thí sinh dự thi/7.984 thí sinh đăng ký, đạt tỷ lệ 86,79%.
Tại các Hội đồng thi Đà Lạt, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, các thí sinh khi ra phòng thi điều tỏ ra phấn khởi vì đã làm khá tốt môn Hóa. Nhiều thí sinh cho rằng đề Hóa “dễ thở” hơn đề toán và lý ngày thi đầu tiên nhưng phần bái tập khá dài.
![]() |
Thí sinh và phụ huynh dò đáp án toán, lý trên phụ trương báo Tuổi Trẻ sau khi thi xong môn Hóa học sáng nay tại hội đồng thi trường THCS-THPT Bùi Thị Xuân -Đà Lạt. Ảnh: Ngô Phước Tuấn |
Theo các bạn thì phần bài tập của môn Hóa sáng nay “dài” khiến thời gian làm bài không kịp nên chỉ đánh “lụi”. Thí sinh Ngọc Hằng, thi vào ngành Kế toán cho biết: “Em làm được 70%, hy vọng điểm Hóa sẽ cải thiện điểm cho hai môn thi trước. Do tập trung ôn thi tốt nên đề Hóa không quá khó để mất điểm”.
![]() |
Thí sinh tại Hội đồng thi trường THCS-THPT Bùi Thị Xuân ra về sau môn thi hóa học sáng nay - Ảnh: Ngô Phước Tuấn |
Theo như Ban tuyển sinh ĐH Đà Lạt thì trong sáng hôm nay, có thêm 5 thí sinh bỏ thi, nâng tổng số thí sinh vắng thi so với môn thi toán là 15 thí sinh. Có 2 thí sinh bị khiển trách vì nhìn bài bạn, nâng tổng số thí sinh bị khiển trách cho toàn đợt thi thứ 1 là 3 thí sinh.
Tại cụm thi Cần Thơ, sau khi kết thúc buổi thi, nụ cười đã xuất hiện nhiều hơn trên gương mặt của thí sinh.
Nhiều thí sinh cho biết đề thi tương đối vừa sức và bám sát chương trình. Ông Nguyễn Anh Tuấn - chủ tịch hội đồng coi thi liên trường cụm thi Cần Thơ - cho biết không có trường hợp thí sinh nào bị đình chỉ thi do vi phạm quy chế.
![]() |
Thí sinh nô đùa bên công viên “nhí” của hội đồng Trường THPT Chân Văn Liêm, TP Cần Thơ sau khi kết thúc thi môn hoá - Ảnh: Thanh Xuân |
Ông Tuấn cũng cho biết trong 2 ngày thi tại cụm thi Cần Thơ có 2 trường hợp đặc biệt xảy ra liên quan đến thí sinh. Đó là trường hợp thí sinh Nguyễn Thị Ngọc, sinh năm 1989, quê ở Đồng Tháp thi tại hội đồng Trung tâm huấn luyện cán bộ y tế Cần Thơ đang hồi sức tại bệnh viện sau ca mổ vẫn nỗ lực đi thi. Thí sinh này đã được một bệnh viện tại Cần Thơ cùng gia đình đưa đến hội đồng thi và được cán bộ coi thi dìu đến tận chỗ ngồi.
![]() |
Thí Sinh Cần Thơ bớt căng thẳng hơn sau buổi thi- Ảnh: Thanh Xuân) |
Một trường hợp khác liên quan đến một thí sinh thi tại hội đồng Trường Cao đẳng y tế Cần Thơ đang bị bệnh da liễu kèm theo triệu chứng sốt cao được hội đồng thi bố trí một bàn riêng cho ngồi cách ly và đeo khẩu trang trong quá trình làm bài.
Ông Đỗ Hữu Tuyết, phó giám đốc cơ quan đại diện Bộ Giáo dục - đào tạo tại TP. HCM phụ trách chỉ đạo, giám sát tại cụm thi Cần Thơ, đánh giá kỳ tuyển sinh CĐ, ĐH thi đợt 1 tại Cần Thơ diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và không có sự cố đáng tiếc xảy ra.
Sáng nay, 4-7, tại 63 điểm thi của cụm thi liên trường Quy Nhơn đã có 38.175 thí sinh đến dự thi môn Hoá học, đạt tỷ lệ hơn 83,6% so với số thí sinh đăng ký dự thi, giảm 47 thí sinh so với buổi thi môn đầu tiên.
Nhìn chung buổi thi cuối cùng tại cụm thi Quy Nhơn tiếp tục diễn ra an toàn, nghiêm túc và không có thí sinh hoặc giám thị vi phạm quy chế thi. Về đề thi, một số thí sinh có học lực trung bình tiếp tục kêu đề thi Hoá học khó hơn đề năm ngoái.
![]() |
Thí sinh và người nhà rời Quy Nhơn - Xuân Nguyên |
Riêng các thí sinh có học lực khá trở lên thì lại cho rằng đề thi Hoá không quá khó, nhưng đề dài và bài tập nhiều. Kết thúc đợt thi, cụm thi Quy Nhơn có 1 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi và 3 thí sinh bị kỷ luật khiển trách.
Lúc 8g sáng ở điểm thi Trường ĐH Ngoại ngữ Huế, một thí sinh nam tên là Lang Văn Dền đã bị ốm yêu cầu phải đi bệnh viện. Ban phụ trách điểm thi thực hiện việc thu đề thi và phiếu Trả lời trắc nghiêm (bài làm của thí sinh) cũng như làm thủ tục cách ly theo quy định. 8g20, một công an và một nhân viên trực y tế theo xe taxi đưa em đến bệnh viện để điều trị.
Kết thúc ba buổi thi của đợt 1, tại ĐH Huế có 17.865 thí sinh dự thi trong số 20.780 hồ sơ đăng ký dự thi, đạt tỉ lệ chừng 86%, cao nhất trong mười năm qua tại Huế. Trong cả ba buổi thi, tại 23 điểm thi của ĐH Huế, tổng cộng có ba trường hợp bị kỷ luật, trong đó một trường hợp khiển trách và hai trường hợp đình chỉ do đem điện thoại vào phòng thi.
![]() |
Thí sinh rời phòng thi sau khi thi xong môn Hóa học trong tâm trạng mệt mỏi (ảnh chụp tại Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Khoa học Huế) - Ảnh: Nguyễn Đông |
Theo thống kê nhanh từ Hội đồng tuyển sinh ĐH Tây Nguyên, trong sáng 5-7, có 7.620 thí sinh tại 9 địa điểm thi của ĐH Tây Nguyên tham dự
Ghi nhận chung, buổi thi diễn ra trong trật tự, không có sự cố nào xảy ra ngoại trừ một trường hợp thí sinh tại địa điểm thi trường THCS Phan Chu Trinh đến muộn (7g 45 phút) nên không được dự thi môn cuối.
Bước ra từ địa điểm thi trường THCS Phan Chu Trinh, thí sinh Phan Thị Trúc Ly, cho biết do đề Hóa khá dễ nên làm được hết đề, tuy nhiên có nhiều câu hỏi có độ khó khá cao nên “đánh bừa”, với bài làm môn hóa thì bạn dự đoán mình được từ 6-7 điểm.
Tại khu vực thi ĐH Tây Nguyên và trường THPT Hồng Đức, trước thời điểm hết giờ thi khoảng 30 phút rất nhiều thanh niên đã rao bán đáp án đề thi với mức giá từ 5.000 đến 10.000 đồng với lời rao “do các thầy cô có uy tín giải”…
Hầu hết các thí sinh dự thi vào ĐH Phạm Văn Đồng cho rằng đề thi năm nay khó. Theo Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh năm 2010 của trường ĐH Phạm Văn Đồng, kết thúc đợt thi thứ nhất, có 294 thí sinh bỏ thi, không có trường hợp nào vi phạm quy chế thi và coi thi. Được biết, năm nay, trường ĐH Phạm Văn Đồng chỉ tiêu tuyển 2.650 thí sinh vào học trung cấp, cao đẳng và đại học.
* Tại TP.HCM, ngay từ 5g30 sáng, nhiều đội sinh viên tình nguyện tại đã làm nhiệm vụ bảo đảm lòng đường thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đến trường thi.
![]() |
Giám thị coi thi hướng dẫn thí sinh cách bôi đen trên giấy làm bài thi trắc nghiệm môn Hóa tại Hội đồng coi thi Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM sáng 5-7 - Ảnh : Minh Đức |
![]() |
Một phụ huynh tranh thủ xem bài giải môn Toán và Lý trên báo Tuổi Trẻ trong lúc ngồi chờ con mình thi môn Hóa (ảnh chụp trước cổng Hội đồng thi Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM sáng 5-7) - Ảnh : Minh Đức |
![]() |
Một thí sinh đến muộn trong khi các thí sinh khác đã lên các phòng thi (ảnh chụp lúc 6 giờ 55 phút sáng 5-7 tại Hội đồng thi Trường ĐH KHTN, ĐHQG TP.HCM) - Ảnh : Minh Đức |
Tại điểm thi ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM Điều, “đài” phát thanh sinh viên của trường đã phổ biến qui chế thi cho thí sinh qua hệ thống loa của câu lạc bộ. “Xin nhắc lại, thời gian bắt đầu vào phòng thi lúc 7g và thời gian làm bài sẽ kết thúc lúc 8g45, chúng tôi xin nhắc lại cho thí sinh và phụ huynh biết để vào phòng thi đúng giờ”- “Phát thanh viên” Thanh Loan thông báo.
“Chúng tôi nhắc nhở các bạn thí sinh giờ giấc vào phòng thi, những loại máy tính được mang vào phòng thi, kỉ luật phòng thi,… để thí sinh thực hiện tốt. Sau khi kết thúc mỗi môn thi, chúng tôi còn nhắc các bạn cẩn thận giấy tờ và những chuẩn bị cần thiết cho môn thi tiếp theo”- “Phát thanh viên” Thanh Loan cho biết.
![]() |
“Phát thanh viên” Thanh Loan - Hữu Minh, cậu lạc bộ phát thanh sinh viên Trường ĐH Ngoại thương cơ sở TP.HCM đang nhắc nhở thí sinh vào thi đúng giờ và mang theo các giấy tờ, vật dụng cần thiết - Ảnh: Hà Bình |
Xen lẫn những giọng đọc truyền cảm, dễ thương của hai “phát thanh viên” này là những bài hát về sinh viên, khát vọng tuổi trẻ để cho thí sinh “lên tinh thần” trước khi làm bài thi.
Có lẽ rút kinh nghiệm từ những môn thi trước, hôm nay theo ghi nhận của chúng tôi, ít trường hợp thí sinh nào quên giấy tờ tùy thân, máy tính hoặc đến phòng thi vào “phút 89” như hai buổi thi ngày 4-7.
![]() |
Một thí sinh đi trễ do quên máy tính đến cổng điểm thi thì đã cận kề giờ "nội bất xuất, ngoại bất nhập” - Ảnh chụp lúc 7g22 phút sáng 5-7 tại cổng trường ĐH SPKT TP.HCM - Ảnh: Phước Tuần |
So với hôm qua, sáng nay tại các điểm thi khu vực Thủ Đức như ĐH GTVT - CS2, ĐH SPKT TP.HCM, THCS Lê Quý Đôn, THPT Nguyễn Hữu Huân… lượng thi sính đi trễ giảm nhiều. Các thí sinh đã rút kinh nghiệm ngày thi đầu tiên, tình trạng quên giấy CMND, máy tính, bút chì…ít xảy ra.
Tại điểm thi trường ĐH SPKT TP.HCM, đã có 2 trường hợp đến sát giờ làm bài vì lý do quên máy tính và CMND vào lúc 7g20 và 7g22 phút. Chỉ cần chậm vài phút nữa là các em đã lỡ cơ hội vào thi vì những lý do rất cơ bản. Sau khi trình báo giấy báo thi cho bảo vệ, các thí sinh tức tốc lao nhanh vào khu vực phòng thi.
Môn thi hóa sáng nay là môn thi cuối cùng của đợt 1 nên nhiều phụ huynh đã mang theo lỉnh kỉnh ba lô, túi xách, vật dụng cá nhân để con thi xong là chuyển qua chỗ trọ khác. Bác Lê Minh Thuận, phụ huynh của thí sinh Lê Tuấn Anh, cho biết: “Sau khi thi xong môn hóa, cha con tôi đến Q.Tân Bình để chuẩn bị thi vào Trường ĐH Y Dược TP.HCM sắp tới”.
“Hôm qua, sau buổi thi, con buồn cả buổi chiều, bảo hai môn làm không tốt lắm. Tôi chỉ biết động viên cho con thi tốt môn hóa sáng nay”, anh Lại Huỳnh (Nga Sơn, Thanh Hóa) buồn bã. Dạo quanh các địa điểm thi ở khu vực Q.Thủ Đức, TP.HCM, chúng tôi nhận thấy nhiều phụ huynh thẫn thờ, chống cằm, ngước vào phòng thi của con, mới thấu hiểu sự lo lắng của những đấng làm cha làm mẹ thế nào. Môn thi cuối cùng, cơ hội vớt điểm và cũng chính là cơ hội vào giảng đường.
Đâu đó chắc chắn có nhiều phụ huynh đã mất ngủ trong tối qua, chỉ vì lo cho con, sợ con buồn. Chị Nguyễn Thị Gái (Duy Xuyên, Quảng Nam) dẫn đứa con gái đi thi vào trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2 cũng thất thần nhìn vào bên trong hội đồng thi. Chị nói: "Hai mẹ con vào đây ở KTX trường, hôm qua thấy con đi thi về buồn tôi cũng lo lắng lắm nhưng không hỏi thêm gì nữa. Hi vọng sáng nay cháu sẽ làm bài tốt. Cháu thi ở trong nhưng ở ngoài này, tôi có yên đâu, bứt rứt lo lắng lắm”.
|
Ăn xôi “đậu đỏ” để lấy hên
5g sáng ngày 5-7, gặp Cô Trần Thị Ba (chủ nhà trọ miễn phí trên đường Điện Biên Phủ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang tất tả lựa đậu đỏ để về nấu xôi cho các em sĩ tử đang ở trọ ở đây. Đi khắp chợ Bà Chiểu, gần 1 tiếng sau, cô mới tìm thấy loại đậu đỏ mà mình mong muốn. Chị Ba cho biết: “Buổi thi hôm qua các cháu làm bài không tốt lắm, nghe người ta bảo, loại đậu đỏ này ăn vô sẽ đậu cao. Sáng giờ có nhiều người tìm mua lắm, một kg giá 110.000đ”.
Ngoài cô Ba, còn có rất nhiều chủ nhà trọ, phụ huynh ở nơi khác cũng tìm đến mua loại đậu này để lấy hên cho buổi thi Hóa sáng nay.
Quên máy tính, sinh viên tình nguyện giúp
Sáng 5-7, tại hội đồng thi Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM), chiến sĩ Hồ Văn Bình đang túc trực tại điểm chốt, bất ngờ nhận được yêu cầu của một thí sinh tên Bảo nhờ về chỗ trọ lấy giúp máy tính bỏ túi. Điểm trọ khá xa, thí sinh này rất lo lắng vì không có máy tính giải bài tập. Các chiến sĩ trực đã tức tốc chạy về nhà trọ của mình lấy máy tính chuyển vào kịp thời cho Bảo, giúp em tự tin làm tốt môn thi cuối.
Một thí sinh gặp tai nạn giao thông
Trên đường đến hội đồng thi Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) sáng nay (5-7), hai cha con thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo (dự thi vào ngành Tài chính - Ngân hàng, Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM, nhà ở Q.3) đã gặp phải tai nạn giao thông. Vụ tai nạn xảy ra vào lúc 6g15 sáng, khi chú Nguyễn V. Tuấn lưu thông bằng xe máy từ quốc lộ 1A vô làng đại học. Khi đến cổng KTX ĐHQG TP.HCM thì bị mất thăng bằng do xe phía trước phóng nhanh, chú Tuấn bị ngã đập đầu xuống đường, còn Thảo thì chỉ xây xát nhẹ ở phần mềm.
Anh Lâm Đình Thắng, đội trưởng đội tiếp sức mùa thi tại đây cho biết: “Tình huống quá nguy cấp, 5 phút sau đó đội đã đưa chú Tuấn vô trạm y tế của KTX để cấp cứu, còn Thảo thì được các chiến sĩ cấp tốc đưa đến phòng thi”.
Huế: Các dịch vụ “ăn theo” bu bám thí sinh
Nhiều thí sinh cảm thấy ngột ngạt khi vừa ra khỏi trường thi là hàng chục người dân làm các dịch vụ “ăn theo” như bán báo, phát quảng cáo tờ rơi, thông tin tuyển sinh... bám theo.
![]() |
Dịch vụ phát tờ rơi “phát vội” cho thí sinh, không cần biết có có cần không - Ảnh: Alăng Ngước |
Theo quan sát, hầu hết các nhân viên làm dịch vụ này đều chờ chực sẵn trước các cổng trường, gây khó khăn trong việc đi ra của các thí sinh. Thậm chí, mặc dù không cần biết các thí sinh có cần đến các tờ quảng cáo, tờ rơi, thông tin tuyển sinh,... hay không nhưng các nhân viên cứ mặc vậy, tha hồ nhồi nhét các tờ rơi vào tay hoặc giỏ xe đạp của thí sinh.
Gợi ý bài giải đề thi môn Lý khối AGợi ý bài giải đề thi môn Toán khối AMột ngày thi "méo mặt"Đi thi trong nóng bức
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận