Phóng to |
Cảnh trong phim Mùa len trâu |
Điều đáng nói là giới nghề nghiệp và công chúng điện ảnh nước ngoài luôn xếp các tác phẩm này là phim Việt Nam, bởi đó là những phim nói tiếng Việt, đề tài Việt Nam và do đạo diễn người Việt thực hiện.
Đó là những phim như: Mùi đu đủ xanh (1992, giải Camera D'or cho phim đầu tay xuất sắc nhất tại LHPQT Cannes và được đề cử giải Oscar cho phim nước ngoài hay nhất), Mùa hè chiều thẳng đứng (2000, được tuyển chọn dự thi tại LHPQT Cannes) của đạo diễn người Việt định cư tại Pháp Trần Anh Hùng; Ba mùa (1998, Giải thưởng Lớn tại LHPQT Sundance) của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi; Mùa len trâu (2004, đoạt 4 giải thưởng tại các LHPQT trong đó có giải thưởng lớn tại LHPQT Amiens của đạo diễn Mỹ gốc Việt Nguyễn Võ Nghiêm Minh); Hạt mưa rơi bao lâu (2005, đoạt một số giải tại các LHPQT trong đó có giải phim hay nhất của các nước ASEAN tại LHPQT Bangkok của đạo diễn Đức gốc Việt Đoàn Minh Phượng - Đoàn Thành Nghĩa) và gần đây là phim Áo lụa Hà Đông của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Lưu Huỳnh, vừa đoạt giải khán giả tại LHPQT Pusan.
Từ năm 2004, có bốn bộ phim của các đạo diễn người Việt ở nước ngoài về Việt Nam. Các bộ phim của các đạo diễn Việt kiều lọt vào các LHPQT danh giá, đoạt nhiều giải thưởng và được phát hành rộng rãi trên thế giới nhưng không được công chúng trong nước yêu thích. Bởi những bộ phim này được sản xuất ở nước ngoài, êkip làm phim, quá trình làm phim theo tiêu chuẩn cao và họ đánh giá rất đúng khâu quảng bá cho phim.
Bên cạnh đó, họ biết đưa màu sắc, hình ảnh rất Việt Nam lên màn ảnh, điều mà các đạo diễn Việt Nam chưa làm được. Vì là người sống ở nước ngoài, họ biết rõ nhu cầu của người nước ngoài và biết thể hiện sao cho thế giới hiểu được. Chính vì vậy, những bộ phim của các đạo diễn Việt kiều được thế giới đánh giá cao, nhận được nhiều giải thưởng:
"Đã có sự thực thế này. Vì công việc, tôi được đi sang Trung Quốc, một nước láng giềng với ta mà về đạo diễn Việt Nam, họ chỉ biết mỗi cái tên Trần Anh Hùng" - đạo diễn Khải Hưng nói.
Có được thành công đó, các đạo diễn Việt kiều đã biết khai thác văn hóa vùng miền. Thí dụ, Nguyễn Võ Nghiêm Minh: vùng nước nổi ở Nam Bộ trong Mùa len trâu, Hồ Quang Minh: đồng bằng Bắc bộ trong Thời xa vắng, Trần Anh Hùng: gia đình trong Mùa hè chiều thẳng đứng, Mùi đu đủ xanh, câu chuyện tình yêu nhạt nhòa trong Truyện tình Sài Gòn... Tất cả cho thấy nỗ lực tìm về hồn Việt của họ.
"Chúng ta phải làm những gì gần gũi, máu thịt của dân tộc mình thành mối quan tâm chung của nhân loại. Khuynh hướng tôn vinh dân tộc chính là hướng phát triển của điện ảnh nước nhà" - ông Lê Đức Tiến, Giám đốc Hãng phim Giải phóng kết luận.
Bên cạnh những ưu thế về tầm nhìn, về tính chuyên nghiệp, các đạo diễn Việt kiều thành công hơn đạo diễn trong nước vì phim của họ là phim tác giả.
Họ làm phim cho chính mình, để thể hiện mình và phim của họ do họ bỏ tiền túi ra hoặc là tiền của các ông chủ, bởi vậy, chất lượng phim của họ phải rất cao.
"Xem phim của họ không có nỗi lo phập phồng phải nghe những lời thiếu văn hóa, lời thoại ngớ ngẩn, ngô nghê (đầy rẫy trong phim của chúng ta). Đặc biệt, họ không phải chú ý tới khâu kiểm duyệt. Người kiểm duyệt duy nhất chính là hãng phim đã bỏ tiền cho họ làm và sự kiểm duyệt này chỉ là xem phim có ăn khách không" - ông Trần Đức Tiến nói thêm.
Dẫu cho những lời ca tụng hay bình luận xét nét đến từng chi tiết một cách rất "chuyên môn", chúng ta - những khán giả thực sự hãy lắng lại chiêm ngưỡng từng góc quay, từng hình ảnh trong thưởng thức những thanh âm tinh tế từ những bộ phim của những ngưởi con xa quê này sẽ thấy thấm thía cái tình quê, tình nước, sẽ thấy hình dáng quê hương đất nước được nâng niu đến mức nào. Chỉ có vậy thôi thì cũng đáng được trân trọng rồi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận