![]() |
Bìa cuốn Thần khúc địa ngụcdo GS Nguyễn Văn Hoàn dịch. |
* Ông bắt đầu đến với Dante như thế nào, thưa ông?
- Tôi nghiên cứu văn học cổ điển VN và chuyên sâu về Nguyễn Du, cho nên cái gu tôi thích là văn học cổ điển. Năm 1978 khi đến Đại học Perugia, cũng là lúc tôi bắt đầu chú tâm đến các tác giả lớn của văn học cổ điển, nhất là Dante.
* Dante sử dụng thể thơ ba câu (terzina), đặc thù của ngôn ngữ và thơ ca Italy, vào việc sáng tác một tác phẩm đồ sộ. Chắc ông gặp nhiều khó khăn khi chuyển thể Thần khúc sang tiếng Việt?
- Đúng vậy. Vì thế tôi không dịch thành thơ, cho dù là thể thơ tự do tôi cũng không dám. Vì theo tôi, anh dịch thơ anh phải sáng tác lại dựa theo ý và hình ảnh nguyên bản. Còn với Thần khúc, Dante viết thể thơ ba câu một, nếu tôi gò nguyên như vậy sẽ tạo ra sự xa lạ với Dante. Tôi chỉ dịch sang văn xuôi có nhịp điệu.
Ngoài ra sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa cũng gây rất nhiều khó khăn. Dante là nhà thơ đồng thời cũng là nhà bác học. Những tri thức văn hóa cổ đại và Hy La ông khai thác theo cách nhìn của ông, nên đối với người VN, sẽ khó tiếp cận ngay được.
Giáo sư Nguyễn Văn Hoàn nguyên là người dạy khóa văn học Italy đầu tiên tại Khoa Văn trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và hiện là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị VN - Italy. Ông cũng là tác giả bộ Ca dao Việt Nam dịch ra tiếng Italy (xuất bản tại Milan, năm 2000) và từ điển Việt-Italy - Italy-Việt (Hà Nội, 2004) cùng với Carlo Arduini. Ông bắt đầu dịch Thần khúc, tác phẩm lớn nhất của Dante và cũng là một trong những kiệt tác bất hủ của văn học thế giới, trực tiếp từ tiếng Italy từ 10 năm nay |
- Đúng vậy! Bản tiếng Pháp đó, La Divine Comédie của Henri Longnon, cũng chính là do tôi mang từ Italy về. Giáo sư Lê Trí Viễn cùng nhà thơ Khương Hữu Dụng dịch Thần khúc từ bản đó sang tiếng Việt. Nhưng họ chỉ dịch 30 khúc trong cả ba phần: Địa ngục, Tĩnh ngục, Thiên đường (gồm 100 khúc). Riêng tôi dịch từ nguyên bản tiếng Italy, dịch trọn vẹn cả ba phần, nhưng hiện chỉ xuất bản 34 khúc của phần I (Địa ngục).
Thật ra ban đầu tôi cũng nghĩ mình nên dịch sang thể thơ, vì thơ ca rất gần gũi với người Việt mình và tôi có đến gặp nhà thơ Khương Hữu Dụng để mời ông cùng dịch lại. Nhưng ông nói: "Cảm ơn anh đã nghĩ đến tôi, nhưng tôi nay đã gần đất xa trời rồi, không dám nghĩ đến công việc dài hơi như thế". Sau đó, ông có chỉ cho tôi một nhà thơ trẻ, nhưng anh ấy bận rộn với kế sinh nhai, nên cũng chối từ. Tôi đành dịch một mình.
* Bản dịch của ông có khác nhiều so với bản dịch từ tiếng Pháp?
- Tôi luôn cảm ơn những người đi trước, vì "vạn sự khởi đầu nan". Trong bản dịch của họ, tôi thấy nhiều từ, nhiều câu rất hay, khiến tôi không thể tìm được câu chữ nào hay hơn thế nên tôi xin phép dùng lại. Nhưng cũng có đôi câu tôi dịch ngược nghĩa với họ, chẳng hạn như ở khúc V, bản của họ là: Cuốn sách là nhà thơ đã đóng vai trò mối lái; riêng tôi lại dịch nguyên văn tiếng Italy là: Galêôttô là cuốn sách và ai đã viết ra/ Từ ngày ấy chúng tôi không dám đọc gì thêm.
* Ông mới xuất bản phần Địa ngục phải chăng để bước đầu thăm dò thị trường?
- Không. Tôi dịch như một nhu cầu của sở thích và cũng chỉ nhằm giúp thêm cho sinh viên của tôi nói riêng và người yêu văn học VN nói chung hiểu hơn về Dante. Tôi cũng coi cuốn sách dịch này là một món quà của tôi tặng những người bạn Italy đã yêu mến tôi.
Còn về chuyện lỗ lãi, Ngay cả NXB Khoa học Xã hội cũng nói với tôi rằng: "NXB không quan tâm đến lời lãi của cuốn sách, cái chính là được in một cuốn sách của Dante, một cuốn sách nổi tiếng". Riêng tôi, tôi chỉ xin NXB sách để tặng bạn bè.
* Vậy sao ông không in ba phần Địa ngục, Tĩnh ngục, Thiên đường một cách trọn vẹn?
- Nót thật, tôi vẫn chưa bằng lòng lắm bởi các bản dịch của mình, cho dù tôi dịch chúng trong thời gian 10 năm. Hơn nữa, các nước đã dịch Dante, phần lớn, họ chỉ quan tâm đến phần Địa ngục, vì phần này chứa đựng được toàn bộ tư tưởng của Dante. Hai phần Tĩnh ngục và Thiên đường nếu in, thì phải cuối năm sau.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận