Phóng to |
Một nguyên mẫu giao diện não - vi tính Berlin (BBCI) đang được phát triển tại Viện Fraunhofer của Đức sử dụng các bộ cảm biến não để phát hiện người sử dụng muốn viết gì.
Cái mũ bằng da đội trên đầu người sử dụng có gắn 128 bộ cảm biến nối với máy vi tính (ảnh). Các bộ cảm biến này ghi nhận và phóng đại sóng não của người sử dụng và khi con trỏ di chuyển trên một loạt ký tự trên màn hình, người sử dụng có thể tạo ra các từ bằng cách đơn giản nghĩ “bên trái” hoặc “bên phải”.
Hiện tại mỗi câu phải mất nhiều phút mới viết xong, nhưng với sự giúp sức của các chuyên gia thần kinh học, nhà khoa học nói thiết bị này một ngày kia có thể hoạt động nhanh hơn việc đánh máy theo qui ước. Và nếu các dây một ngày kia được thay thế bằng kỹ thuật vô tuyến, các nhân viên sẽ đi lang thang trong văn phòng mà vẫn phóng chữ lên màn hình vi tính của mình.
Giáo sư Klaus-Robert Muller, người đứng đầu dự án, nói các phương pháp đánh vần các từ đang được cải tiến nhưng cần phải nhiều năm nữa thiết bị này mới có thể được sử dụng cho công việc hằng ngày.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận