![]() |
Một lao động trẻ vắt vẻo trên chiếc giá gỗ được giữ bằng dây thừng đang sơn tường mà không có bảo hộ lao động đúng quy cách - Ảnh: Nguyên Phong |
Công việc đòi hỏi sự khéo léo, sức khỏe và sự can đảm. Bình thường một ngày làm việc anh Thắng được trả công 100.000 đồng, hôm nào hoàn thành tốt công việc chủ thầu sẽ thưởng thêm. Vì thế, ngoài tiền sinh hoạt, chi tiêu hằng tháng anh Thắng có thể gửi về cho vợ con 2-3 triệu đồng. Số tiền này “cũng đủ để vợ chồng chi tiêu, dành sắm sửa cho ngày tết”.
Đây cũng là nghề mà một số bạn trẻ ở các vùng quê lên thành phố lựa chọn mặc dù họ biết luôn có nguy hiểm nếu sơ sẩy. “Công việc nào cũng nhọc nhằn. Biết vậy nên với công việc này càng cẩn thận”, anh Thắng nói.
Một cán bộ kỹ thuật thuộc Trung tâm Khoa học công nghệ, Tổng hội Xây dựng VN chia sẻ: mặc dù nghề lau kính, sơn tường ở các tòa nhà cao tầng có thu nhập tương đối khá đối với lao động phổ thông, nhưng để tuyển thợ cho nghề này không phải dễ. Ngoài tiêu chuẩn đảm bảo sức khỏe và gan dạ để đối mặt với công việc hiểm nguy, cần có sự khéo léo và ứng xử cực nhanh với các tình huống bất thường có thể xảy ra. Có nhiều người rất khỏe mạnh nhưng khi leo lên những tòa nhà cao tầng đã có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn. “Các chủ thầu nếu thấy thợ có biểu hiện như trên phải lập tức đưa xuống và cho tạm dừng công việc để tránh nguy hiểm đến tính mạng” - vị này cho biết.
Ông cũng nhìn nhận ngoài một số nơi làm tốt công tác bảo hiểm lao động khi làm việc ở trên cao, phần lớn còn lại người lao động phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm. Ông cũng đưa ra lời khuyên: cả nhà thầu và người lao động đừng vì lợi ích, thu nhập của mình mà làm việc trong môi trường như vậy bởi rủi ro rất cao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận