![]() |
Ông Phạm Gia Hòa, phó giám đốc Trung tâm Thông tin TN-MT và đăng ký nhà đất (Sở TN-MT TP.HCM), cho biết:
Thẩm quyền đăng ký thế chấp hiện nay thuộc hai cơ quan: Trung tâm Thông tin TN-MT và đăng ký nhà đất (thuộc Sở TN-MT) tiếp nhận giải quyết các hồ sơ thế chấp, bảo lãnh liên quan nhà đất thuộc sở hữu của tổ chức. Đối với nhà đất của cá nhân, hộ gia đình, chỉ những trường hợp chưa có giấy tờ hợp pháp (chỉ có các loại giấy tờ hợp lệ) thì mới đăng ký ở trung tâm.
Còn nhà, đất của cá nhân, hộ gia đình đã có giấy đỏ hoặc giấy hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và quyền sở hữu nhà ở) thì làm thủ tục đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND quận, huyện. Riêng đối với một số giấy hồng trước đây do TP cấp phải đăng ký tại trung tâm đăng ký nhà đất do hồ sơ lưu tại trung tâm này.
* Nhiều người phản ảnh thời gian chờ đăng ký thế chấp quá lâu, có khi tới hơn hai tuần?
- Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thế chấp được qui định tại nghị định 181/CP là năm ngày làm việc, trung tâm đã thực hiện đúng theo qui định này. Những trường hợp bị kéo dài có thể do người dân thiếu giấy tờ nào đó trong hồ sơ hoặc có thể làm đăng ký mới nhưng đăng ký thế chấp cũ chưa được xóa...
Thường chúng tôi trả hồ sơ đúng ngày hẹn theo biên nhận. Nếu cần bổ túc giấy tờ, cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích với người dân. Nếu ai không đồng ý với cách giải quyết của cán bộ trung tâm thì có quyền đề nghị gặp ban giám đốc trung tâm để khiếu nại. Chúng tôi bố trí người có trách nhiệm để giải quyết các khiếu nại này của người dân.
Ở các quận, huyện có thể do công tác lưu trữ hồ sơ chưa tốt nên khó kiếm tìm khi cần cập nhật thông tin vào bản lưu. Bên cạnh đó, phần lớn các quận hiện nay chưa thành lập văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất mà công việc giải quyết hồ sơ đăng ký do Phòng TN-MT thực hiện, không có con dấu riêng mà phải sử dụng con dấu của UBND quận nên có thể bị động, thời gian giải quyết hồ sơ bị kéo dài hơn so với qui định.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận