28/04/2005 05:32 GMT+7

Đầm Lăng Cô trắng khói nung vôi

Đ.NAM - V.HÙNG
Đ.NAM - V.HÙNG

TT - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư xây dựng các trục đường du lịch vòng quanh đầm Lăng Cô. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, đứng trên đèo Phú Gia nhìn xuống, đầm Lăng Cô trắng đục một màu do khói thoát ra từ các lò nung vôi, kèm theo đó là mùi khét cháy đã gây ô nhiễm không khí cho gần 1.000 hộ dân sống trong khu vực.

BlDKP3bw.jpgPhóng to
Đã cấm nhưng mỗi ngày tại đầm Lăng Cô có không dưới 30 vòi rồng khai thác hàu. Trong ảnh: một vòi rồng đang hút vỏ hàu chuyển lên thuyền - Ảnh: Đ.NAM
TT - Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đầu tư xây dựng các trục đường du lịch vòng quanh đầm Lăng Cô. Tuy nhiên, vào những ngày cao điểm, đứng trên đèo Phú Gia nhìn xuống, đầm Lăng Cô trắng đục một màu do khói thoát ra từ các lò nung vôi, kèm theo đó là mùi khét cháy đã gây ô nhiễm không khí cho gần 1.000 hộ dân sống trong khu vực.

Rong biển, cá ngựa... biến mất

Hiện có 16 dự án du lịch đăng ký tại Lăng Cô nhưng các chủ dự án đang lo vì tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây.

Nghề khai thác vỏ hàu, sò để nung lấy vôi tại Lăng Cô (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) có từ mấy chục năm nay. Nó là “cần câu cơm” của hàng trăm hộ dân sống dọc mặt đầm rộng gần 2km2 này. Hơn 20 năm trong nghề , ông Q. nói: “Nơi đây giống như nghĩa địa của các loài hàu, hến.

Thời trước thò rổ xuống nước là xúc, nay chỉ cần sục vòi rồng xuống hút, trong tích tắc là đầy thuyền”. Vỏ hàu, hến, ốc sau khi đưa lên bờ sẽ chuyển về các lò nung vôi thủ công.Thời kỳ bùng phát nghề nuôi tôm công nghiệp, mỗi ngày từ Quảng Bình đến Bình Thuận cần không dưới 100 tấn vôi hàu để xử lý lòng hồ.

Hàng trăm hộ dân sống dọc đầm Lăng Cô bỏ nghề lên rừng, lập tức xuống biển sắm thuyền, xây lò nung vôi. Theo thống kê, hiện có khoảng 30 chiếc thuyền gắn động cơ (vòi rồng), hơn 16 lò nung vôi cùng khoảng 300 lao động hoạt động cả ngày lẫn đêm trên mặt đầm Lăng Cô.

Theo nghiên cứu của các nhà sinh vật biển, đầm Lăng Cô là điểm sinh trưởng vô cùng lý tưởng của các loài cá ngựa, sò huyết, sâm, rong biển... do tình trạng khai thác vỏ hàu, hến bằng cơ giới đã khiến môi trường sống nơi đây bị ô nhiễm, biến dạng. Nhiều loài rong biển, cá ngựa, cá mú dần dần biến mất. Các thảm động thực vật đáy tại đây đang đối diện với nguy cơ diệt vong trên diện rộng.

Chưa muốn chuyển nghề

Tháng 1-2005, UBND huyện Phú Lộc đã ra thông báo nghiêm cấm khai thác vỏ hàu bằng cơ giới trên đầm Lăng Cô. Kèm theo là những chính sách hỗ trợ người dân chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Ông Trịnh Cao Phong, phụ trách văn phòng UBND thị trấn Lăng Cô, cho biết: “Địa phương đã đề nghị ngân hàng chính sách cho các hộ chuyển đổi được vay từ 15 - 30 triệu đồng/hộ, đồng thời cấp cho mỗi hộ 5.000m2 mặt nước để chăn nuôi”.

Tuy nhiên, số hộ chuyển đổi ngành nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Một chủ lò nung tên H. nói: “Lò nhà tôi mỗi ngày xuất khoảng 15 tấn (phải nung tương đương 40m3 vỏ hàu) với giá 350.000 đồng/tấn vôi”. Ông Trịnh Cao Phong cho hay đã nhiều lần cưỡng chế, di dời các lò nung dọc quốc lộ 1A vào chân núi Trường Đồng (dưới chân đèo Phú Gia), tuy vậy nguy cơ đe dọa ô nhiễm môi trường vẫn còn cao. Vì vậy chính quyền quyết định trong tháng sáu tới sẽ di dời toàn bộ các lò nung ra khỏi thị trấn.

Đ.NAM - V.HÙNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên