![]() |
Điều này đúng hay không? Tuổi Trẻ ghi nhận các ý kiến.
* Ông CHÂU MINH TỶ - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, thư ký Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội TP.HCM:
Cần người ở nhiều lĩnh vực
Về nguyên tắc, đại biểu dân cử không phải là cán bộ công chức trừ khi anh được bầu, phân công giữ một chức vụ nào đó trong bộ máy quản lý nhà nước. Chúng ta có khái niệm “cơ cấu”, “phân bổ”, “đại diện” nhằm để mọi lĩnh vực, mọi giới, mọi ngành đều có ứng cử viên đại diện. Nếu kêu anh từ bỏ làm doanh nhân khi làm đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thì anh còn đại diện cho ai, nói lên tiếng nói của ai?

Luật không cấm
Ý kiến cho rằng nếu trúng cử ĐBQH doanh nhân phải từ bỏ quyền quản lý doanh nghiệp là hiểu không đúng nghĩa về khái niệm “cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”. Khái niệm “người tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp dân doanh” khác với “cán bộ, công chức, viên chức nhà nước”. Không phải hễ tham gia ứng cử và làm nhiệm vụ ĐBQH là trở thành “quan chức nhà nước”.
Theo qui định của luật pháp, trong tất cả các tiêu chuẩn của ĐBQH, hoàn toàn không có tiêu chuẩn nào hạn chế về quyền của người tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp dân doanh. Trong số những trường hợp không được ứng cử ĐBQH, không có trường hợp nào là người tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp dân doanh. Luật phòng chống tham nhũng chỉ tập trung vào các đối tượng là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, không điều chỉnh, ràng buộc gì đối với người tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp dân doanh.
Ngoài ra, căn cứ Luật doanh nghiệp, người tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp dân doanh cũng đương nhiên không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nên không bị giới hạn, điều chỉnh của Luật phòng chống tham nhũng, càng không bị hạn chế và không buộc phải đứng trước “cuộc lựa chọn sinh tử” nào khi quyết định ứng cử và trúng cử làm nhiệm vụ của ĐBQH.

ĐBQH không bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp tư nhân
Trước tiên phải khẳng định ĐBQH (hoặc đại biểu HĐND) không phải là cán bộ, công chức nhà nước mà là những người do dân cử, trừ trường hợp ĐBQH đảm nhiệm các chức vụ theo nhiệm kỳ của Quốc hội như: chủ tịch, phó chủ tịch, chủ nhiệm các ủy ban Quốc hội…, được hưởng lương, các chế độ từ ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy, ĐBQH không bị cấm thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, tư vấn cho các doanh nghiệp liên quan bí mật nhà nước theo điều 17 của pháp lệnh cán bộ công chức.
Theo Luật bầu cử ĐBQH, ĐBQH có thể đại diện cho nhiều thành phần khác nhau. Trong đó, giới doanh nghiệp, doanh nhân cũng có thể cử đại diện ứng cử ĐBQH để nói lên tiếng nói của doanh nhân.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận