12/03/2010 17:49 GMT+7

Đã thương thì thương cho trót!

       ĐỨC TOÀN
       ĐỨC TOÀN

TTO - Phim kể về một phụ nữ đức hạnh, gắn bó gần nửa đời người … à không, cả cuộc đời với hình ảnh người chồng sâu đậm.

Trăng nơi đáy giếng và hành trình quảng bá văn hóa Việt Trăng nơi đáy giếng “chu du” tại Mỹ Hồng Ánh: Từ Đời cát đến Trăng nơi đáy giếngTrăng nơi đáy giếng dự LHP Dubai lần thứ 5

h3ZRUT9f.jpgPhóng to
Hồng Ánh trong phim Trăng nơi đáy giếng - Ảnh tư liệu

Cô Hạnh - nhân vật chính - sẵn sàng từ bỏ hạnh phúc đơn giản của người phụ nữ được làm vợ, làm mẹ và chọn cho mình một mảnh vườn riêng với cánh cửa khép chặt chỉ có ông tướng, cu Nhứt, con vàng bên cạnh.

Sau tất cả những gì đã trải qua, ông tướng bằng tượng của cô Hạnh đã không biết nói dối, không biết bỏ rơi cô trong những lúc khó khăn hoạn nạn và cũng không biết làm cho cô đau khổ.

Bộ phim Trăng nơi đáy giếng chọn nữ diễn viên Hồng Ánh cho vai diễn chính này, với hình ảnh của một phụ nữ thờ chồng đến chết làm khán giả rơi nước mắt.

Có thể hình ảnh anh Phương - anh giáo và cũng là người chồng trong phim - đã không còn chỗ trong trái tim người phụ nữ ấy, nhưng vẫn là còn đó một ông tướng bằng tượng mà cô chăm chút, nấu cơm hằng ngày.

Cả cuộc đời chỉ biết có chồng, có con. Người ta bảo: cô Hạnh khờ! Không đúng, chỉ có tình yêu cô Hạnh dành cho chồng là thói quen.

Ở với anh chồng ngày trước, cô dầm chén mắm ớt cho chồng chỉ để có hương mà không ăn, cô ra tận ngõ trước để xắn mép quần chồng cho khỏi dính đất và nhà cửa phải tinh tươm gọn ghẽ…

Khi anh Phương sang ở với Thắm, cô Hạnh vẫn một mình dọn ba bát cơm, gắp cho chồng, cho cu Nhứt theo thói quen mỗi buổi tối. Cô vẫn cầm cây đàn ghita bấm vài ba nốt nhạc như chồng vẫn thường làm và tự cười khúc khích như được giỡn với thằng cu Nhứt.

Người ta dứt bỏ cái áo, cái quần thì dễ… chứ làm sao dứt bỏ một con người trong tâm thức được.

“Đã thương thì thương cho trót. Đã vót thì vót cho tròn, đã giữ thì giữ riết luôn, còn đã cho thì cho cho đứt!” - lời bà đồng chỉ cô Hạnh chỉ làm cho cô thêm nước mắt. Không quá xa lạ với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện tại đang chịu những uất ức gia đình như cô Hạnh.

Không lựa chọn gì hơn cho cuộc sống, đôi lúc chính bản thân người phụ nữ ấy lựa chọn một nơi an toàn. An toàn trong suy nghĩ của bản thân và kể cả an toàn trong hạnh phúc chính là mảnh vườn riêng.

Khép lại bộ phim, tôi chợt nghĩ về số phận và tình yêu. Phải chăng tình yêu cũng chỉ là thói quen? Số phận của người phụ nữ Việt Nam cũng chỉ là thờ chồng trong suốt cuộc đời? Để rồi liên tưởng đến ngày hôm nay, phụ nữ dễ dàng bị đánh mất một người chồng, bị đánh mất một đời người …

Và nhận được lại cay đắng ở một trần gian tưởng chừng tình nghĩa vợ chồng như biển Đông rộng lớn.

Mời bạn đọc tham gia viết về những bộ phim Việt Nam yêu thích

Nhằm hưởng ứng Ngày điện ảnh Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức (15-3), giải Cánh diều vàng 2010, và cũng là dịp tôn vinh những bộ phim điện ảnh Việt Nam, TTO mời bạn đọc tham gia viết về những ấn tượng, bài học, giá trị mà những bộ phim điện ảnh Việt Nam đã mang lại cho bạn.

Mỗi tác giả có quyền gửi nhiều bài viết, mỗi bài viết dài khoảng 500 - 1.000 chữ. Bài viết phải được viết bằng tiếng Việt. Những bộ phim được đề cập phải là những bộ phim điện ảnh Việt Nam (không viết về phim truyền hình).

Thời gian nhận bài viết từ ngày 8 đến hết 15-3-2010.

Bài viết xin gửi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi: tham dự chuyên mục “Viết về những bộ phim điện ảnh yêu thích”. Dưới bài viết vui lòng ghi rõ họ tên, bút danh, địa chỉ, số điện thoại liên lạc... để chúng tôi tiện liên hệ.

Bài được chọn đăng trên Tuổi Trẻ Online sẽ được trả nhuận bút.

       ĐỨC TOÀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên