12/01/2008 08:01 GMT+7

Cựu tổng thống Indonesia Suharto hấp hối

PHAN LÂM
PHAN LÂM

TT - Cựu tổng thống Indonesia Suharto đã hấp hối khi rơi vào tình trạng hôn mê sâu với một loạt cơ quan nội tạng có vấn đề. Đến khoảng 5g chiều 11-1, Muhammad Munawar - bác sĩ chăm sóc ông - đã ra thông báo cho biết: "ông đang trong tình trạng nguy kịch... và chúng tôi không rõ có thể giữ cho ông sống được bao lâu".

E9TIqlR9.jpgPhóng to

Cựu tổng thống Indonesia Suharto

TT - Cựu tổng thống Indonesia Suharto đã hấp hối khi rơi vào tình trạng hôn mê sâu với một loạt cơ quan nội tạng có vấn đề. Đến khoảng 5g chiều 11-1, Muhammad Munawar - bác sĩ chăm sóc ông - đã ra thông báo cho biết: "ông đang trong tình trạng nguy kịch... và chúng tôi không rõ có thể giữ cho ông sống được bao lâu".
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Phó tổng thống Indonesia Jusuf Kalla cũng tới bệnh viện vào tối 11-1 trong khi người thân gia đình ông đã đến bên giường bệnh, cầu nguyện và đọc kinh Koran cho ông.

Trong suốt 87 năm của cuộc đời (1921-2008), tướng Suharto được biết nhiều với suốt hơn ba thập niên (1967-1998) là người lãnh đạo ở đất nước vạn đảo. Là nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, ông Suharto đã có vai trò rất lớn giúp đặt nền móng cho đất nước Indonesia hiện đại. Đất nước từng được coi ở bên bờ sụp đổ về kinh tế năm 1965 đã trở thành một trong những con hổ kinh tế của châu Á. Trong phần lớn suốt hơn 30 năm cầm quyền của ông, các vấn đề nhạy cảm như sắc tộc, đoàn kết dân tộc đều được giải quyết ổn thỏa. Có thể coi đó là những công lao lớn của ông Suharto đối với đất nước vạn đảo Indonesia.

Tuy vậy, bên cạnh thành công đó, Indonesia dưới thời cầm quyền của ông cũng là đất nước tham nhũng nhiều nhất trên thế giới, bản thân ông được Tổ chức Minh bạch quốc tế coi là nhân vật "ăn tiền" vào hàng kỷ lục với số tiền bị chiếm đoạt ước tính đến 15-35 tỉ USD. Trong thời kỳ đầu nắm quyền, chính sách đàn áp cứng rắn của ông khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, người gốc Hoa bị phân biệt đối xử. Ngoài ra đến nửa cuối cuộc đời, xu thế gia đình trị, chính quyền chuyên chế và tham nhũng của ông đã gây nhiều bất bình trong xã hội nước này. Uy quyền của ông suy giảm nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 khiến đời sống của người dân ảnh hưởng nghiêm trọng. Ông Suharto buộc phải từ chức sau một loạt cuộc biểu tình qui mô lớn vào năm 1998. Năm 1999, tạp chí Time ước tính tài sản của gia đình Suharto lên đến 15 tỉ USD. Các nỗ lực quản thúc và tìm cách đưa ông ra pháp luật trong năm 2000 và 2002 sau đó đều thất bại bởi lý do sức khỏe.

Kể từ khi từ chức, bản thân ông Suharto sống im lặng, khép mình trong dinh thự riêng của gia đình tại thủ đô Jakarta. Không xuất hiện trước quần chúng, nhiều người gặp nói ông "tự trừng phạt" bản thân về những sai lầm trong quá trình cầm quyền của mình.

PHAN LÂM
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên