21/01/2004 08:00 GMT+7

Cuộc chinh phục vào thị trường Campuchia

Theo NLĐ
Theo NLĐ

Ý tưởng trở thành nhà quảng bá và phân phối trực tiếp các mặt hàng Việt Nam tại thị trường Campuchia, lúc đầu do Công ty TNHH Thương mại T&S (TPHCM) đưa ra đã bị nhiều người cho rằng… "chơi nổi". Điều này cũng dễ hiểu, vì từ trước đến nay, hàng VN thâm nhập vào thị trường láng giềng này chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, "cò con". Mối quan hệ làm ăn dựa trên sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau, chứ không có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý…

DAjY2Q2l.jpgPhóng to
Một góc hội chợ hàng Việt Nam tại Campuchia
Ý tưởng trở thành nhà quảng bá và phân phối trực tiếp các mặt hàng Việt Nam tại thị trường Campuchia, lúc đầu do Công ty TNHH Thương mại T&S (TPHCM) đưa ra đã bị nhiều người cho rằng… "chơi nổi". Điều này cũng dễ hiểu, vì từ trước đến nay, hàng VN thâm nhập vào thị trường láng giềng này chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch, "cò con". Mối quan hệ làm ăn dựa trên sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau, chứ không có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý…

Họa vô đơn chí

Chính do không có sự ràng buộc nên độ rủi ro cao, doanh nghiệp không được hưởng các chế độ ưu đãi về xuất khẩu. Thiệt thòi hơn nữa là rất nhiều khách hàng sử dụng hàng VN, nhưng lại không biết là do doanh nghiệp VN sản xuất, vì đa phần đã mang thương hiệu của các nước khác. "Như thế thì hàng VN mãi mãi không thể cạnh tranh được với hàng Thái Lan, Trung Quốc, Singapore…đang tràn ngập thị trường Campuchia", ông Nguyễn Đức Mạc-Giám đốc T&S nói. Chính sự bức xúc này đã thôi thúc Ban Giám đốc T&S quyết định thực hiện ý tưởng của mình, vừa để "thử nghiệm" cách làm ăn mới tại thị trường Campuchia, đồng thời cũng để chứng tỏ ý tưởng của T&S không phải "chơi nổi".

Đầu tháng 8-2002, một show-room khang trang với diện tích 400m2 nằm trên đại lộ Monivong, trung tâm TP PhnomPenh, con đường thuộc loại đắt đỏ nhất của Campuchia. Chưa đầy hai tháng hoạt động, showroom của T&S đã quá tải. Nhiều sản phẩm hàng hóa nổi tiếng của các doanh nghiệp "đại gia" từ Việt Nam được gởi vào đây để trưng bày. Để đáp ứng nhu cầu, T&S đã quyết định cung cấp showroom thành một siêu thị mini, mang tên VinaMart, chỉ trưng bày độc nhất các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam. Ý tưởng trở thành nhà phân phối trực tiếp hàng Việt Nam tại thị trường Campuchia đang diễn ra suôn sẻ, thì tháng 4-2003, toàn bộ hàng hóa trong siêu thị đã bị thiêu rụi sau một vụ hỏa hoạn.

Nhưng phước lại… trùng lai

Ông Mạc tâm sự: "Đúng là họa vô đơn chí. Nhưng rất may, sau sự cố xảy ra, chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Sở Thương mại TPHCM, Ban Giám đốc Saigon Co.op và các doanh nghiệp, nên chúng tôi đã nhanh chóng khắc phục, nâng cấp thành một siêu thị chuyên nghiệp hơn với tổng vốn đầu tư thêm trên 100.000 USD…".

kUMx27uo.jpgPhóng to

Ngày 18-50-2003, VinaMart đã khai trương trở lại với sự tư vấn của Saigon Co.op về nghiệp vụ quản lý và bán hàng. Hiện tại VinaMart đang trưng bày và quảng bá cho khoảng 600-700 mặt hàng của khoảng 40 doanh nghiệp Việt Nam.

Tại sao lại chỉ trưng bày duy nhất các mặt hàng Việt Nam, trong khi hàng hóa Thái Lan được ưa chuộng hơn tại thị trường láng giềng này? Ông Trần Văn Tình, trưởng phòng kinh doanh của công ty Angkor tại Campuchia, không giấu giếm: "Mục đích của chúng tôi là từng bước đưa hàng Việt Nam chiếm lĩnh thị trường Campuchia qua con đường chính ngạch bằng cách thay mặt các doanh nghiệp chưa có khả năng trực tiếp thâm nhập, quảng bá thương hiệu, cũng như phân phối hàng hoá của mình tại thị trường này, thông qua VinaMart và công ty Angkor".

Angkor là doanh nghiệp do Công ty TNHH Thương mại T&S thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài của Campuchia, lĩnh vực hoạt động chính là phân phối hàng hóa Việt Nam tại thị trường nước này.

Phân phối cả… "ẩm thực"

Nhiều thương nhân Việt Nam qua làm ăn hoặc tham gia hội chợ Phnom Penh, đều ít nhiều đã ghé đến quán phở nằm trước cửa ra vào siêu thị VinaMart. Đây là quán phở cũng do T&S đầu tư kinh doanh. Ý định ban đầu là muốn "kéo" chân khách ăn phở vào tham quan siêu thị để thực hiện ý đồ "làm quen" với hàng Việt, mỗi ngày chỉ bán được khoảng 20-30 tô, nhưng hiện nay nâng lên trung bình trên 200 lượt khách/ngày.

Thấy việc kinh doanh dịch vụ ăn uống thuận buồm xuôi gió, T&S đã đầu tư hơn 60.000 USD mở một nhà hàng tại Phnom Penh. Ông Mạc cho rằng: "Đây là bước đột phá của công ty, hy vọng nhà hàng sẽ trở thành địa điểm giới thiệu thức ăn Việt Nam cho khách du lịch. Đồng thời bộ phận dịch vụ này sẽ "gánh" được khoản chi phí cố định của công ty tại Campuchia, với khoảng 6.000 USD/ tháng".

Làm sao để xuất khẩu sang thị trường Campuchia mang tính quy mô và chuyên nghiệp hơn là mong muốn của nhiều doanh nghiệp.T&S là doanh nghiệp bước đầu đã thực hiện ý tưởng này. Tham vọng của T&S là làm sao để hàng Việt Nam từng bước chinh phục thị trường cận kề và đầy tiềm năng này. Tuy nhiên, việc này không thể tự doanh nghiệp thực hiện đơn độc.

Theo NLĐ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên